15h00
VN-Index kết thúc phiên giao dịch ở mức 965,03 điểm, tăng 1,52 điểm (0,16%) so với phiên trước. Toàn sàn có 155 mã tăng, 182 mã giảm và 56 mã đứng giá.
Trong khi đó, HNX-Index giảm 0,44 điểm (-0,43%) xuống 102,16 điểm. Toàn sàn có 53 mã tăng, 73 mã giảm và 62 mã đứng giá.
Các cổ phiếu ngân hàng như
CTG,
VCB,
TCB,
VPB hay
MBB vẫn là động lực tăng điểm của VN-Index phiên hôm nay. Trong đó,
CTG tăng 1,9%,
VCB tăng 1,4%,
TCB tăng 1,1%. Ngoài ra cũng phải kể đến giao dịch tích cực của các cổ phiếu trụ cột như
FPT,
KDC,
VHM,
VRE,...
VHM bất ngờ tăng trở lại 1,2% lên 85.500 đồng/cp,
VRE cũng tăng 3,3% lên 34.500 đồng/cp.
Ở chiều ngược lại,
VCS bất ngờ bị kéo xuống mức giá sàn và gây áp lực lên HNX-Index. Bên cạnh đó, hàng loạt cổ phiếu 'nóng' như
ROS,
VRC,
NVT,
TNA,
CLG... cũng đều giảm sàn.
Thanh khoản thị trường chung duy trì ở mức rất thấp. Tổng khối lượng giao dịch đạt 218 triệu cổ phiếu, trị giá 3.700 tỷ đồng.
11h30
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 2,37 điểm (0,25%) lên 965,88 điểm. Toàn sàn có 150 mã tăng, 138 mã giảm và 63 mã đứng giá. Các cổ phiếu ngân hàng trong phiên sáng nay đóng vai trò quan trọng giúp VN-Index tăng điểm. Trong đó,
VCB tăng 2,1% lên 91.600 đồng/cp,
TCB tăng 2,2% lên 23.700 đồng/cp,
MBB tăng 1,2% lên 21.150 đồng/cp,
CTG tăng 1,2% lên 20.900 đồng/cp,
BID tăng 0,9% lên 46.600 đồng/cp.
Dù vậy, sắc đỏ trên thị trường vẫn khá nhiều và đến từ các cổ phiếu như
VIC,
VNM,
PLX,
GAS,
KDC... và điều này phần nào gây áp lực lên thị trường chung. Bên cạnh đó, các cổ phiếu như
CDN,
PHP,
IDC,
PVS,
NTP... đồng loạt giảm sâu và khiến HNX-Index đảo chiều lùi xuống dưới mốc tham chiếu.
HNX-Index giảm 0,16 điểm (-0,16%) xuống 102,44 điểm. Toàn sàn có 40 mã tăng, 62 mã giảm và 34 mã đứng giá.
Thanh khoản thị trường phiên sáng nay duy trì ở mức thấp, tổng khối lượng giao dịch trên HoSE và HNX đạt 126 triệu cổ phiếu, trị giá 1.900 tỷ đồng.
10h30
Các cổ phiếu nóng như
DAH,
VRC,
LMH,
TSC,
CLG,
ROS,
HVH... vẫn đồng loạt giảm sàn, trong đó,
ROS chỉ còn giao dịch ở mức 18.600 đồng/cp với lượng dư bán giá sàn lên đến 20,8 triệu cổ phiếu.
VRC cũng đang có lượng dư bán giá sàn là 1,9 triệu cổ phiếu với khối lượng khớp lệnh vỏn vẹn 5.430 cổ phiếu.
HVN tăng 1,2% lên 34.300 đồng/cp bất chấp thông tin không tốt về kết quả kinh doanh quý IV. Riêng quý IV, ước tính công ty đạt khoảng 26.094 tỷ đồng còn lợi nhuận trước thuế là 77 tỷ đồng. Trong khi doanh thu tăng 9% thì lợi nhuận giảm 91% cùng kỳ năm trước.
PVS tăng 1,1% lên 17.700 đồng/cp. Theo thông tin từ Tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (HNX:
PVS), doanh thu hợp nhất
PVS đạt 16.000 tỷ đồng, vượt 23,8% kế hoạch năm và tăng 6% so với năm 2018; lợi nhuận sau thuế 654 tỷ đồng, vượt 16,8% và tăng 14% so với năm 2018.
9h50
Thị trường vẫn giao dịch theo chiều hướng tích lũy giằng co với sự phân hóa ở nhóm cổ phiếu trụ cột. Hiện tại, nhóm cổ phiếu ngân hàng đang có diễn biến tích cực và giúp kép các chỉ số chính lên trên mốc tham chiếu. Trong đó,
VCB tăng 1,8%,
TCB tăng 3,2%,
VPB tăng 0,8%,
BID tăng 1,5%,
CTG tăng 0,7%...
Chiều ngược lại, sắc đỏ tiếp tục bao trùm lên nhiều cổ phiếu lớn khác như
VRE,
VNM,
CTD,
VIC...và vẫn gây áp lực lớn lên thị trường.
VN-Index tăng 2,31 điểm (0,24%) lên 965,82 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 42,2 triệu cổ phiếu, trị giá 705 tỷ đồng.
HNX-Index tăng 0,22 điểm (0,21%) lên 102,82 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 6,6 triệu cổ phiếu, trị giá 64 tỷ đồng.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Phiên 27/12, Dow Jones tăng 23,87 điểm, tương đương 0,08%, lên 28.645,26 điểm. S&P 500 tăng 0,11 điểm lên 3.240,02 điểm. Nasdaq giảm 15,77 điểm, tương đương 0,17%, xuống 9.006,62 điểm. Phố Wall chỉ còn 2 phiên giao dịch nữa là kết thúc năm 2019. S&P 500 đã tăng hơn 29% trong năm nay, nhiều nhất kể từ năm 2013. Khối lượng giao dịch trong tuần này thấp do nghỉ lễ và tình trạng này có thể tiếp diễn cho tới đầu năm 2020.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương trừ Nhật Bản hôm thứ Sáu tuần trước tăng 0,7% lên 555,42 điểm về cuối phiên, mức cao nhất kể từ giữa năm 2018. Chỉ số này tăng khoảng 16% kể từ đầu năm nay. Hang Seng của Hong Kong tăng mạnh nhất khu vực với 1,3%, tương đương tăng 361 điểm. Kospi của Hàn Quốc và ASX 200 của Australia lần lượt tăng 0,3% và 0,4%. Tại Đông Nam Á, Straits Times của Singapore cũng tăng 0,1%. Các chỉ số lớn của Thái Lan, Indonesia và Malaysia tăng 0,2 - 0,4%.
Giá dầu WTI và Brent đều kết thúc tuần trước ở đỉnh 3 tháng nhờ kỳ vọng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ sớm chấm dứt, số liệu tư nhân và chính phủ đều cho thấy tồn kho tại Mỹ giảm. Tâm lý đón nhận tài sản rủi ro tăng, kéo theo nhu cầu với dầu thô tăng. Cụ thể, giá dầu Brent tương lai ngày 27/12 tăng 24 cent lên 68,16
USD/thùng, tăng gần 27% kể từ đầu năm. Giá dầu WTI tăng 4 cent lên 61,72
USD/thùng, tăng 36% kể từ đầu năm.
Thị trường tiếp tục diễn biến giằng co phân hóa trong tuần từ 23-27/12. Khối ngoại mua ròng và diễn biến tích cực của nhóm cổ phiếu ngân hàng phần nào giúp các chỉ số tăng điểm nhẹ. Tính trên cả ba sàn giao dịch HoSE, HNX và UPCoM, khối ngoại mua vào 65,2 triệu cổ phiếu, trị giá 1.880,8 tỷ đồng, trong khi bán ra 55,4 triệu cổ phiếu, trị giá 1.679,7 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt 9,8 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 201 tỷ đồng.
Đối với khối tự doanh, họ mua vào 26 triệu cổ phiếu, trị giá 676,5 tỷ đồng, trong khi bán ra 23,2 triệu cổ phiếu, trị giá 563 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt 2,8 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 113 tỷ đồng.
Theo
BSC, thông tin vĩ mô tích cực chưa phản ánh vào thị trường, VN-Index sẽ tiếp tục giằng co với xu hướng tăng nhẹ trong tuần tới, mức điểm trọng tâm quanh 967 điểm. BVSC cho rằng thị trường dự báo sẽ có diễn biến tăng điểm, VN-Index nhiều khả năng sẽ hướng đến thử thách vùng kháng cự tiếp theo nằm tại 969-972 điểm.
Bình An
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.