• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.218,57 -13,32/-1,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.218,57   -13,32/-1,08%  |   HNX-INDEX   221,53   -2,29/-1,02%  |   UPCOM-INDEX   91,33   -0,54/-0,59%  |   VN30   1.271,22   -15,43/-1,20%  |   HNX30   469,62   -6,98/-1,46%
16 Tháng Mười Một 2024 2:47:34 CH - Mở cửa
Giải ngân khoảng 500 tỷ trong tháng 1, Pyn Elite tăng mạnh tỷ trọng VEAM trong danh mục
Nguồn tin: Người đồng hành | 14/02/2019 3:21:55 CH
Pyn đã giải ngân khoảng 500 tỷ đồng
 
Theo báo cáo mới nhất của Pyn Elite Fund, quỹ Phần Lan này đang quản lý tổng tài sản 376 triệu EUR tính đến thời điểm 31/1, giảm nhẹ so với con số 383 triệu EUR hồi cuối năm 2018.
 
Trong tháng 1, VN-Index đã hồi phục nhẹ lên 910,7 điểm, tăng 2% theo tháng nhờ vào mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2018. Tuy nhiên, danh mục của Pyn Elite lại giảm 2,2% giá trị trong tháng 1, chủ yếu bị kéo xuống bởi CII, HBC, VCI và FCN.
 
 
Phân bổ tài sản và tỷ suất sinh lời tháng 1 của Pyn Elite.
 
Theo cơ cấu phân bổ của Pyn Elite, quỹ ngoại dồn 95% tài sản vào thị trường vốn Việt Nam và giữ tỷ trọng tiền mặt ở mức 5%. Tính trên tổng tài sản 376 triệu EUR, lượng tiền mặt đó của Pyn Elite tương đương gần 500 tỷ đồng.
 
So sánh với thời điểm cuối năm 2018, Pyn Elite quản lý tài sản 383 triệu EUR. Trong đó, lượng tiền mặt của quỹ khá dồi dào với tỷ trọng 10%, tương đương với hơn 1.000 tỷ đồng (lượng tiền mặt lớn nhờ thương vụ thoái vốn Vinaconex năm ngoái). Như vậy có thể thấy Pyn Elite đã thực hiện giải ngân khoảng 500 tỷ đồng trong tháng 1 vừa qua.
 
VEAM - ngôi sao mới của Pyn Elite
 
Theo báo cáo của Pyn Elite, Top 12 danh mục có sự gia tăng tỷ trọng mạnh mẽ từ mức chiếm 66,2% tài sản ròng (NAV) cuối tháng 12/2018 lên trên 70% NAV vào cuối tháng 1 qua.
 
Trong đó, sự gia tăng mạnh mẽ nhất thể hiện ở 2 khoản đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng. Tỷ trọng TPBank tăng từ 8,4% lên 10,3% NAV mặc dù giá cổ phiếu suy giảm trong tháng 1. Khoản đầu tư vào HDBank tương tự cũng tăng mạnh từ 6,7% lên 8,7% NAV.
 
 
VEAM tăng mạnh lên hạng 9.
 
Tuy nhiên, đáng chú ý trong Top 12 của Pyn Elite là khoản đầu tư mới VEAM Corp (VEA) tiếp tục tăng mạnh vị thế trong danh mục của quỹ. VEAM lần đầu tiên ghi nhận trong Top 12 của Pyn vào giữa tháng 1 vừa qua với tỷ trọng 2,2% NAV (tương đương 200 tỷ đồng) và xếp thứ 12. Tuy nhiên, VEAM đã leo mạnh lên vị trí thứ 9 với tỷ trọng 3,44% NAV (khoảng 300 tỷ) tại 31/1. Lý do là giá cổ phiếu VEAM đã tăng rất mạnh kể từ đầu năm tới nay.
 
Ngoài lọt vào top danh mục của Pyn Elite, VEA cũng là một trong mười khoản đầu tư lớn nhất của VEIL – quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý. Số liệu tại 31/1, giá trị đầu tư của VEIL Dragon Capital vào VEA trên 46 triệu USD (trên 1.000 tỷ đồng).
 
Cổ phiếu VEA từ khi lên sàn 7/2018 đã liên tục được khối ngoại mua vào. Với sự hỗ trợ đó, giá cổ phiếu cũng tăng mạnh từ 27.600 đồng (7/2018) lên vùng giá 50.000 đồng/cp như hiện nay.
 
Theo kết quả kinh doanh năm 2018 mới công bố, VEAM đạt 7.130 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 40% so với năm trước. Trong đó, phần lợi nhuận từ liên doanh, liên kết lên tới 6.849 tỷ đồng, tăng 32%. VEAM thường được biết đến là doanh nghiệp có khoản lợi nhuận từ liên doanh liên kết rất lớn từ nhóm Honda, Toyota và Ford, thu về trên 5.000 tỷ đồng mỗi năm.
 
P/E thị trường ở mức thấp 13 lần
 
Đánh giá về thị trường, Pyn cho biết định giá P/E của thị trường Việt Nam hiện tại giao dịch ở mức 13 lần là mức tương đối thấp so với triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ giao dịch tại mức P/E rất hấp dẫn là 9 lần do vẫn bị định giá thấp tương đối trong 2 năm qua.
 
Danh mục cốt lõi của Pyn Elite vẫn rất hấp dẫn tại mức P/E dự phóng năm 2019 là 8,3 lần được dẫn dắt bởi mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh 25%. Trong đó, khoản đầu tư lớn nhất là MWG có tỷ lệ P/E năm 2019 là 10,5 lần và tăng trưởng lợi nhuận ròng 24%; tương ứng các chỉ số tại HDBank là 8,5 lần và 46%; TPBank là 7,3 lần và 36%; NLG là 7,5 lần và 21%;…
 
MWG đã công bố kết quả ấn tượng trong năm 2018 với lợi nhuận tăng trưởng 30% được dẫn dắt bởi chuỗi tiêu dùng điện tử. Sau khi điều chỉnh, chuỗi cửa hàng tạp hóa đã chứng kiến sự cải thiện đáng kể về doanh số bình quân tháng theo cửa hàng và đã đạt điểm hòa vốn EBITDA vào tháng 12/2018.
 
Trong tháng 1, chỉ số PMI Nikkei đã giảm xuống mức 51,9 nhưng vẫn trên mức 50 trong 38 tháng liên tiếp, cho thấy việc mở rộng sản xuất vẫn đang tiếp diễn. Giải ngân FDI vẫn là điểm sáng với mức tăng 9,2% đạt 1,55 tỷ USD. Đáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã mua 4 tỷ USD trong tháng qua và đưa mức dự trữ ngoại hối lên 62 tỷ USD, tương đương 13,6 tuần nhập khẩu. Trong khi đó, lạm phát và tỷ giá duy trì ổn định giúp củng cố nền tảng kinh tế Việt Nam.
 
Lan Điền
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.