• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,72 -4,69/-0,37%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:03 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,72   -4,69/-0,37%  |   HNX-INDEX   224,63   -0,06/-0,03%  |   UPCOM-INDEX   91,82   -0,24/-0,26%  |   VN30   1.325,54   -4,08/-0,31%  |   HNX30   482,71   +1,32/+0,27%
26 Tháng Mười 2024 1:32:33 CH - Mở cửa
FCN: Tập đoàn Raito Kogyo sẽ tham gia dự án Metro số 2 TP HCM cùng Fecon
Nguồn tin: Người đồng hành | 17/04/2019 9:26:57 SA
Theo thoả thuận hợp tác chiến lược vừa ký giữa CTCP Fecon (HoSE: Fecon) và Tập đoàn Raito Kogyo, đối tác Nhật sẽ nhận chuyển nhượng toàn bộ trái phiếu chuyển đổi do Ngân hàng Phát triển Nhật Bản (DBJ) đang sở hữu và 2,5 triệu cổ phiếu trên thị trường, sở hữu trên 19% vốn Fecon cùng 9,4 triệu cổ phiếu tương ứng với 36% vốn điều lệ cổ phần Công ty Công trình ngầm Fecon (FCU).
 
Tại cuộc họp báo nhân sự kiện này, ông Kazuo Suzuki, Chủ tịchRaito Kogyo đã có những chia sẻ về quyết định đầu tư vào Fecon và nhận định về thị trường xây dựng tại Việt Nam.
 
- Raito Kogyo tham gia các dự án tại Việt Nam từ khi nào?
 
- Chúng tôi tham gia dự án đầu tiên tại Việt Nam từ tháng 2/2015 thi công gói thầu 1B thuộc dự án đường sắt đô thị TPHCM tuyến số 1 bằng nguồn vốn ODA của Nhật cùng với Fecon. Sau đó hai bên cùng thành lập công ty liên doanh RFI vào tháng 9/2016 (với tỉ lệ vốn góp Raito 51%, Fecon 49%), hoạt động kinh doanh lấy trọng tâm là các công trình cải tạo nền đất.
 
Đến nay liên doanh này đã tham gia vào một số dự án như cải tạo môi trường nước (gói G: xây dựng hệ thống cống bao gom nước thải ngầm), công trình mở rộng nhà máy phát điện Duyên Hải, công trình phát triển Nam Hội An giai đoạn 1 (KS & Vila Rosewood), công trình xây nhà máy thép mới của Hòa Phát. Ngoài ra, chúng tôi cũng dự kiến thi công công trình cải tạo nền đất cho dự án đường sắt đô thị tuyến số 2.
 
- Thị trường Việt Nam đóng góp tỷ trọng ra sao trong kết quả kinh doanh của tập đoàn?
 
- Hiện nay, đóng góp của thị trường Việt Nam đối với Raito chưa đến 1%, nhưng tôi kỳ vọng trong trung dài hạn tỷ lệ này sẽ tăng. Chúng tôi đặt mục tiêu khoảng 3-4%.
 
Tôi nghĩ Việt Nam là môt thị trường có tiềm năng tăng trưởng lớn. Tôi đặc biệt kỳ vọng vào lĩnh vực xây dựng hạ tầng. Đối với Raito, chúng tôi chú trọng các dự án hạ tầng giao thông đường bộ và đường sắt, hạ tầng liên quan đến cống ngầm, nhiệt điện và năng lượng.
 
Hiện nay cũng có một chút lo lắng về tình trạng chậm tiến độ do vấn đề nợ công Chính phủ, nhưng tôi nghĩ tình trạng này sẽ sớm được giải quyết và thị trường hạ tầng của Việt Nam trong trung dài hạn chắc chắn sẽ tăng trưởng 7-10%.
 
- Tại sao Raito Kogyo lại quyết định đầu tư vào Fecon?
 
- Raito và Fecon đã có hơn 5 năm hợp tác. Đó chính là lý do lớn nhất khiến chúng tôi quyết định tiến đến hợp tác toàn diện, trong đó bao gồm đầu tư vào Fecon. Hơn nữa, để triển khai kinh doanh các mảng như cải tạo nền đất và bảo vệ mái dốc sử dụng các công nghệ mà Raito đã tích lũy cho đến nay, tôi nghĩ rằng chúng tôi không nên tự thực hiện một mình, mà nên kết hợp thực hiện với một công ty trong lĩnh vực cải tạo nền móng, hạ tầng như Fecon. Hai bên cũng muốn hợp tác để cùng xâm nhập vào thị trường các nước lân cận Việt Nam.
 
Mặt khác, lĩnh vực đường sắt ngầm đô thị và cống ngầm mà Fecon muốn khai thác có thể ứng dụng nhiều kỹ thuật về cải tạo nền đất mà công ty chúng tôi sở hữu, và cũng là lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn.
 
Về việc mua lại cổ phần, lý do là vì từ trước đến nay quan hệ hợp tác giữa hai bên chỉ giới hạn ở một phần của mảng cải tạo nền đất, do đó để mở rộng phạm vi hợp tác này, chúng tôi muốn đóng góp vào sự phát triển của Fecon trong tương lai về mặt vốn trên tinh thần hợp tác toàn diện.
 
- Ông có thể tiết lộ giá mua cổ phần không? Sau khi trở thành cổ đông lớn, khi nào Raito có đề cử người vào HĐQT?
 
- Giá là vấn đề bảo mật nên chúng tôi không thể tiết lộ. Tuy nhiên chúng tôi mua cổ phần Fecon dựa trên không chỉ những con số hiện tại mà cả tiềm năng và cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Mức này cao hơn thị giá của công ty trên thị trường hiện nay.
 
Sau khi trở thành cổ đông lớn, chúng tôi dự định cử 1 người vào Hội đồng Quản trị để phối hợp về kỹ thuật và nhân lực cho Fecon. Chúng tôi sẽ triển khai hoạt động kinh doanh dựa trên kết hợp công nghệ cải tạo nền móng và bảo vệ mái dốc mà Raito sở hữu với nguồn lực về kinh doanh và thi công của Fecon. Tôi nghĩ Raito có thể đóng góp cho Fecon bằng việc cung cấp những công nghệ và kinh nghiệm thi công phong phú mà mình có.
 
- Raito tham gia vào Fecon có loại trừ khả năng hoặc ảnh hưởng tới việc các đối tác khác có thể tham gia vào công ty (như Maeda chẳng hạn)? Đây có phải là mối quan hệ độc quyền?
 
- Việc hợp tác lần này không có ý nghĩa hạn chế sự hợp tác của Fecon với các công ty tổng thầu khác. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực cải tạo nền đất và bảo vệ mái dốc thì cơ bản là hợp tác với Raito. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn hợp tác với các đối tác khác về các kỹ thuật cải tạo nền đất mà Raito không sở hữu.
 
- Với Công ty Công trình ngầm (FCU), tại sao Raito lại muốn sở hữu trực tiếp 36% vốn?
 
- Trong các dự án tàu điện ngầm và cống ngầm mà sắp tới FCU sẽ thực hiện thì khối lượng công việc cải tạo nền đất là rất lớn, và lĩnh vực này có liên quan chặt chẽ với lĩnh vực kinh doanh chủ lực của Raito. Do đó, chúng tôi sở hữu 36% vốn góp tại FCU nhằm mục đích hỗ trợ về mặt vốn cho sự thành công của mảng kinh doanh này.
 
- Xin cảm ơn ông.
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.