Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index đứng ở mức 989,26 điểm, tương ứng tăng nhẹ 0,87% so với tuần trước đó. Tương tự, HNX-Index cũng chỉ tăng 0,4% lên 107,87 điểm. Các cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục có sự phân hóa và khiến thị trường liên tục rơi vào trạng thái giằng co với những phiên tăng giảm đan xen nhau.
Diễn biến giao dịch của khối ngoại và tự doanh công ty chứng khoán (CTCK) lại có phần trái ngược nhau. Ở giao dịch của khối ngoại trên sàn HoSE, trong tuần đầu tháng 4 họ tiếp tục mua ròng hơn 186 tỷ đồng (giảm 60% so với tuần trước), tương ứng khối lượng mua ròng là hơn 132.000 cổ phiếu, đây cũng là tuần mua ròng thứ 3 liên tiếp của khối ngoại.
Trong danh sách mua ròng mạnh nhất của khối ngoại trên sàn HoSE có những cái tên nổi bật như
MSN,
GAS,
VIC hay
VCB. Trong đó,
MSN dẫn đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HoSE với giá trị hơn 207 tỷ đồng. Bên cạnh đó,
GAS được khối này đẩy mạnh mua ròng 93 tỷ đồng. Tiếp theo là
VIC và
VCB với giá trị mua ròng lần lượt đạt 89 tỷ đồng và 65 tỷ đồng.
Chiều ngược lại,
VJC bị bán ròng mạnh nhất với 148 tỷ đồng.
HDB và
HPG cũng bị bán ròng lần lượt 111 tỷ đồng và 97 tỷ đồng.
Còn ở giao dịch của khối tự doanh CTCK, họ mua ròng chỉ vỏn vẹn 1,4 tỷ đồng và tính về khối lượng thì khối này đã bán ròng 1,8 triệu cổ phiếu.
Trái ngược với khối ngoại, tự doanh CTCK ở tuần đầu tháng 4 bán ròng mạnh mã
MSN với giá trị đạt 50,7 tỷ đồng, tương tự,
VIC cũng bị bán ròng 34,3 tỷ đồng. Các cổ phiếu cũng bị tự doanh CTCK bán ròng còn có
SHI,
DRC,
VPB hay
TPB.
Trong khi đó,
PLX được khối tự doanh mua ròng mạnh nhất với giá trị đạt 36,2 tỷ đồng.
MBB và
VNM được mua ròng lần lượt 23,7 tỷ đồng và 21,5 tỷ đồng.
Một điểm đáng chú ý nữa đó là CCQ ETF nội
E1VFVN30 được tự doanh CTCK mua ròng trở lại khoảng hơn 2 tỷ đồng, trong khi đó, CCQ này bị khối ngoại bán ròng hơn 2,5 tỷ đồng.
Bình An
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.