• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 5:29:40 SA - Mở cửa
Top 10 tăng trưởng lợi nhuận quý I trong nhóm cổ phiếu vốn hóa nghìn tỷ đồng
Nguồn tin: Người đồng hành | 26/05/2019 3:11:19 CH
Theo thống kê của Bộ phận phân tích CTCP Chứng khoán SSI - SSI Retail Research - trong số các doanh nghiệp niêm yết vốn hóa trên 3.000 tỷ đồng tại HoSE và trên 1.000 tỷ đồng tại HNX, 10 công ty lợi nhuận tăng "bằng lần" trong quý I.
 
Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HNX: DGC) đứng đầu với kết quả lợi nhuận đạt 120 tỷ đồng, gấp 11 lần quý I/2018. Doanh thu thuần đạt 1.164 tỷ đồng, tăng 6 lần, tương đương 17% kế hoạch năm.
 
Kết quả này đột biến chủ yếu do nửa cuối 2018, tập đoàn đã sáp nhập với CTCP Hóa chất Đức Giang - Lào Cai (DGL), thông qua việc phát hành gần 57,8 triệu cổ phiếu hoán đổi.
 
 
Nguồn: SSI Retail Research.
 
Sau Đức Giang, Hà Đô là doanh nghiệp ghi nhận kết quả đột biến trong 3 tháng đầu năm. Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế tăng 3 lần và 6,6 lần đạt 901 tỷ đồng và 265 tỷ đồng. Biên lợi nhuận ròng tăng từ 43% lên 47%.
 
Theo giải trình, tăng trưởng quý I của Hà Đô đến từ mảng bất động sản và khách sạn với việc bàn giao dự án Hado Centrosa Garden và Hado Riverside, trong khi lĩnh vực năng lượng và xây dựng vẫn duy trì ổn định.
 
CTCP Nhựa An Phát Xanh (HoSE: AAA) xếp thứ 3, lợi nhuận ghi nhận mức tăng 2,7 lần đạt gần 224 tỷ đồng. Năm 2019, công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu 10.000 tỷ đồng và lãi ròng 510 tỷ đồng, cao nhất lịch sử, tăng lần lượt 25% và 180% so với năm trước. Sau quý I, ước tính công ty đã đi được gần một nửa “chặng đường” vạch ra trong năm.
 
Kết quả của An Phát đạt được trong bối cảnh các quốc gia bắt đầu chuyển dần sang sử dụng các sản phẩm túi, bao bì thân thiện với môi trường. Từ 2019, luật cấm sử dụng túi nylong 1 lần sẽ bắt đầu có hiệu lực tại các khu vực như EU, New Zealand, Hàn Quốc… Trước đó, hơn 40 nước cũng đã có luật cấm hoặc đánh thuế túi nilon như Pháp, Rwanda, Italy, Canada, Chile…Đây là điều kiện thuận lợi để dòng sản phẩm thân thiện môi trường AnEco bao gồm túi vi sinh, dao thìa nĩa… thâm nhập vào thị trường khối châu Âu.
 
Hai vị trí tiếp theo thuộc về 2 đại diện của nhóm thủy sản là Nam Việt (HoSE: ANV) và Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC).
 
Với Vĩnh Hoàn, doanh nghiệp này báo lãi 307 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ. Trong khi đo, Nam Việt ghi nhận doanh thu thuần tăng 12% lên 910 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 200 tỷ đồng, gấp 2,6 lần. Sự khởi sắc của nhóm thủy sản, đặc biệt là các đơn vị sản xuất và kinh doanh cá tra đến từ diễn biến giá sản phẩm cao hơn so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp cải thiện, từ 14% lên 24% với Vĩnh Hoàn và 17% lên 30% với Nam Việt.
 
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đến hết tháng 3, tổng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 472,2 triệu USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Bốn thị trường xuất khẩu lớn nhất lần lượt là Trung Quốc – Hong Kong, EU, Mỹ và ASEAN.
 
Đứng thứ 6 về mức tăng trưởng lợi nhuận là CTCP Tập đoàn KIDO (HoSE: KDC) với lợi nhuận sau thuế tăng 1,5 lần đạt 43 tỷ đồng, dù doanh thu thuần giảm 7%. Sự chuyển biến lợi nhuận chủ yếu nhờ giá vốn giảm với đóng góp từ ngành hàng lạnh và tiết giảm chi phí doanh nghiệp cùng chi phí tài chính.
 
Bất động sản góp mặt 2 đơn vị là Nam Long (HoSE: NLG) và Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (HoSE: NVL) với mức tăng trưởng 140% và 119%, lần lượt đạt 151 tỷ đồng và 282 tỷ đồng trong quý I.
 
Trong khi đó, Sacombank là đại diện duy nhất của nhóm ngân hàng xuất hiện ở top 10. Nhà băng báo lợi nhuận hơn 844 tỷ đồng, tăng 113% so với quý I/2018. Tổng thu nhập thuần đạt 3.542 tỷ đồng, cao hơn 51%, trong đó thu nhập lãi thuần tăng 47% ở mức 2.458 tỷ đồng.
 
Tổng tài sản của ngân hàng đến cuối quý I đạt hơn 425.000 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm, danh mục tài sản tiếp tục được cơ cấu theo hướng gia tăng tỷ trọng tài sản có sinh lời. Huy động vốn đạt 385.000 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Cho vay khách hàng đạt hơn 271.000 tỷ đồng, tăng 6%.
 
Vị trí cuối cùng trong top 10 thuộc về CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (HOSE: SBT) với 284 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp đôi cùng kỳ. Theo giải trình từ phía công ty, lãi ròng trong quý tăng cao là do nguyên liệu đầu vào giảm, kiểm soát tốt chi phí sản xuất và doanh thu tài chính từ việc thanh toán các khoản mục đầu tư nhằm tái cơ cấu ngành đường.
 
Một số doanh nghiệp khác cũng ghi nhận kết quả lợi nhuận khả quan như Tổng CTCP Dịch vụ Dầu khí Việt Nam (PTSC, HNX: PVS) tăng 103%, Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC, Dabaco) tăng 97%...
 
Lê Hải
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức