• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.270,90 +1,01/+0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.270,90   +1,01/+0,08%  |   HNX-INDEX   226,50   +1,00/+0,44%  |   UPCOM-INDEX   92,12   +0,39/+0,42%  |   VN30   1.349,72   +0,80/+0,06%  |   HNX30   488,36   +1,15/+0,24%
23 Tháng Mười 2024 10:31:16 CH - Mở cửa
VJC: Tính lấn sang thương mại điện tử
Nguồn tin: Người đồng hành | 03/07/2019 4:29:47 CH
Vietjet dự kiến triển khai thương mại điện tử trong vòng 2 năm, hợp tác với các ngân hàng, khách sạn và nhiều công ty khác. Vietjet từ chối tiết lộ ngân sách dành cho kế hoạch, theo Nikkei.
 
AirAsia, hãng hàng không giá rẻ của Malaysia, cũng có ý định tương tự, đặt mục tiêu thiết lập nền tảng du lịch và tài chính công nghệ (fintech) trực tuyến chủ yếu thông qua các chi nhánh. AirAsia đang đầu từ 20 triệu USD một năm cho nỗ lực đa dạng hóa này.
 
Theo Phó Tổng giám đốc Vietjet Nguyễn Thị Thúy Bình, các hãng hàng không giá rẻ đang tìm cách khai thác tệp khách hàng để vươn ra ngoài mảng du lịch sang đời sống thường ngày.
 
“Theo mô hình 'Consumer Airline' (Hãng hàng không người tiêu dùng), chúng tôi sẽ có nền tảng thương mại điện tử không chỉ cung cấp vé máy bay mà còn là mọi thứ khách hàng cần”, bà Bình nói ngày 1/7.
 
“Tất cả các nhà cung ứng và đối tác sẽ tham gia nền tảng để phục vụ sản phẩm không chỉ cho 30 triệu khách hàng của chúng tôi mà còn cho hàng trăm triệu khách hàng ở Việt Nam cùng nhiều khu vực khác trên thế giới”.
 
Theo bà Bình, nền tảng mới sẽ bao gồm các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và tài chính, khách sạn, hàng tiêu dùng và nhiều mặt hàng nữa. Ý tưởng ở đây là các công ty đối tác trong những lĩnh vực trên sẽ tham gia nền tảng của Vietjet, sử dụng công nghệ blockchain để các giao dịch trở nên thuận lợi. Vietjet đang trao đổi với một số công ty.
 
Bà Bình cho biết Vietjet hiện tập trung vào bán hàng cho các hành khách, số lượng dự kiến đạt 30 triệu khách hàng năm 2019, tăng 30% so với năm 2018. Sau 2 năm, bà tin sẽ không chỉ có các hành khách sử dụng nền tảng thương mại điện tử.
 
“Chúng tôi đang tích hợp các công ty, từng bước để khiến hệ thống trở nên giàu có hơn”.
 
Vietjet đang tìm cách tăng doanh thu phụ trợ, thu được từ việc bán các sản phẩm và dịch vụ không liên quan đến vé, trong bối cảnh chi phí nhiên liệu tăng, gây áp lực lên hoạt động kinh doanh vận chuyển cốt lõi. Tổng doanh thu hàng không của Vietjet trong quý đầu tiên năm tài khóa 2019, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, riêng doanh thu phụ trợ tăng 45%.
 
Nền tảng của Vietjet đã bắt đầu “cất cánh”. Trong tháng 6, hãng hàng không kết hợp với HD Saison Finance, liên doanh giữa HDBank và tập đoàn tài chính Nhật Bản Credit Saison, để cho phép khách hàng mua bất kỳ vé máy bay Vietjet nào bằng các khoản vay từ 2 – 15 triệu đồng, không cần trả trước hoặc xác nhận bảng lương.
 
Dịch vụ tài chính này cung cấp “cơ hội tốt cho những người không đủ tiền để mua vé nhưng muốn đặt vé trước để nhận khuyến mại”, theo bà Bình. “Đó là phương thức mới để mua vé, và là một trong những ví dụ về tích hợp với các đối tác”.
 
AirAsia đã cung cấp các kế hoạch du lịch giới hạn trên website và có ý định mở rộng dịch vụ trực tuyến để bao gồm thương mại điện tử và đặt vé với các hãng đối thủ.
 
AirAsia, mục tiêu vận chuyển hơn 100 triệu hành khách trong năm nay, có động lực tương tự Vietjet: đảm bảo các nguồn thu thay thế trong bối cảnh lợi nhuận giảm, giá nhiên liệu tăng, sự cạnh tranh gia tăng. CEO AirAsia Tony Fernandes hồi đầu năm cho biết ông định đầu tư 100 triệu ringgit (24,6 triệu USD) một năm để biến AirAsia thành công ty dẫn đầu về công nghệ.
 
Vietjet đã phát triển nhanh chóng kể từ khi đi vào hoạt động hồi tháng 12/2011, đang khai thác 119 đường bay nội địa và quốc tế với đội bay gần 80 phi cơ. Kinh tế Việt Nam hiện tăng trưởng khoảng 7%, giúp cho gần 100 triệu dân Việt Nam có thêm thu nhập khả dụng dành cho du lịch.
 
Tuy nhiên, sự cạnh tranh đang gia tăng. Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines và Bamboo Airways, bắt đầu hoạt động hồi tháng 1, đều đặt mục tiêu mở đường bay thẳng tới Mỹ sau khi nhận được sự chấp thuận từ Cơ quan quản lý hàng không liên bang Mỹ (FAA) hồi đầu năm.
 
Khi được hỏi về kế hoạch trong mảng này, bà Bình cho biết Vietjet đang tập trung vào thị trường nội đia và các thị trường châu Á khác, “nơi chúng tôi đang phục vụ một nửa dân số thế giới”. Tuy nhiên, công ty cũng nghiên cứu tính khả thi của việc hoạt động ngoài châu Á với một đội bay chuyên khai thác các chặng dài.
 
Vietjet hồi tháng 2 mua thêm 100 phi cơ Boeing 737 Max, dòng máy bay đang bị cấm hoạt động vì có liên quan đến hai vụ tai nạn chết người ở Ethiopia và Indonesia, ngoài 100 phi cơ đã đặt hàng trước đó. Theo bà Bình, công ty vẫn đang chờ phản hồi chính thức từ Boeing, Mỹ và nhà chức trách Việt Nam về thời điểm có thể tiếp tục khai thác dòng 737 Max.
 
“Chúng tôi đang điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để không khiến khách hàng bị ảnh hưởng”, bà Bình nói, cho biết thêm công ty còn sắp tiếp nhận phi cơ từ Airbus và các công ty cho thuê quốc tế.
 
Như Tâm/ Theo Nikkei
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.