Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index đứng ở mức 974,08 điểm tương ứng giảm 1,01% so với tuần trước đó. HNX-Index cũng để mất 1,37% và chỉ còn 100,92 điểm. Tương tự như các tuần trước đó, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn không có nhiều giao dịch đáng chú ý thay vào đó là sự giằng co với biến động hẹp.
Trong khi đó, các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ vẫn ghi nhận những giao dịch đột biến. Tại sàn HoSE, cổ phiếu
YEG của Tập đoàn Yeah1 tăng giá đến 28,7% chỉ sao một tuần giao dịch. Trong tuần,
YEG đã có 3 phiên tăng trần liên tiếp. Đà tăng của cổ phiếu
YEG bắt nguồn từ thông tin ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống - Chủ tịch HĐQT của
YEG đăng ký mua vào 3 triệu cổ phiếu từ 6/9 đến 5/10. Tuy nhiên, ngay sau khi cổ phiếu
YEG có 2 phiên tăng trần liên tiếp thì ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống thông báo điều chỉnh lượng cổ phiếu
YEG đăng ký mua chỉ là 1,6 triệu cổ phiếu.
Biên động tăng giá của các cổ phiếu sàn HoSE trong tuần đầu tháng 9 là khá khiêm tốn khi đứng thứ 2 trong danh sách tăng giá là
TPC của Nhựa Tân Đại Hưng với 13,7%.
Ở chiều ngược lại,
FTM vẫn 'độc' chiếm ngồi đầu về mức độ giảm giá sàn HoSE với 25%. Như vậy, giá cổ phiếu
FTM đã giảm sàn 16 phiên liên tiếp từ 23.650 đồng/cp xuống chỉ còn 7.580 đồng/cp. Công ty vừa công bố Nghị quyết HĐQT thông qua việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu để chia trả cổ tức năm 2017, 2018 và tăng vốn từ vốn chủ sở hữu. Công ty dự kiến phát hành 5 triệu cổ phiếu trả cổ tức 2017 tỷ lệ 5% và 2018 tỷ lệ 5%. Nguồn được lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo báo cáo tài chính 2017 và 2018 đã được kiểm toán. Công ty cũng dự kiến phát hành 2,5 triệu cp thưởng cho cổ đông, nguồn tiền gồm 23 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và 2 tỷ quỹ đầu tư phát triển. Như vậy, công ty sẽ cần nguồn vốn 75 tỷ cho đợt phát hành cổ phiếu trả cổ tức và tăng vốn từ vốn chủ sở hữu. Tính đến 30/6, công ty có 42,7 tỷ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và 7,7 tỷ tại quỹ đầu tư phát triển.
Cổ phiếu
FTM vừa bị Sở giao dịch chứng khoán TP
HCM (HoSE) đưa vào diện chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ theo thông báo vào ngày 16/8 (cổ phiếu bắt đầu giảm sàn từ 15/8) với lý do lợi nhuận sau thuế trên BCTC soát xét 6 tháng 2019 là số âm.
Cổ phiếu
PHR của Cao su Phước Hòa đứng thứ 2 trong danh sách giảm giá sàn HoSE với 13,7%. Ngày 6/9, công ty đã chốt danh sách cổ đông để thực hiện chi trả cổ tức còn lại năm 2018 bằng tiền tỷ lệ 5%. Thời gian thanh toán 25/9/2019.
Trên sàn HNX, cổ phiếu
C69 của Xây dựng 1369 bất ngờ tăng mạnh 45,8%. Trong tuần,
C69 đã có 4 phiên tăng trần liên tiếp. Công ty mới đây đã thực hiện chốt danh sách để thực hiện phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu vào ngày 4/9.
C69 dự kiến phát hành 5 triệu cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1 (01 cổ phiếu được hưởng 01 quyền, 02 quyền được mua 01 cổ phiếu mới) với giá phát hành bằng mệnh giá 10.000 đồng/cp. Giá cổ phiếu
C69 hiện đang giao dịch ở mức 24.300 đồng/cp.
Chiều ngược lại, cổ phiếu
HKB của Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc đứng đầu danh sách giảm giá sàn HNX với 28,6%. Các mã cũng có mức giảm trên 20% là
TTL của Tổng Công ty Thăng Long,
INC của Tư vấn Đầu tư IDICO,
API của Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương,
HBS của Chứng khoán Hòa Bình và
ACM của Khoáng sản Á Cường.
Tại sàn UPCoM, Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản CADOVIMEX đứng đầu danh sách tăng giá với 50%. Giá cổ phiếu
CAD hiện tại chỉ giao dịch ở mức 300 đồng/cp. Cổ phiếu
CAD vẫn đang nằm trong diện hạn chế giao dịch trên UPCoM.
Tiếp sau đó, cổ phiếu
BTU của Đô thị Bến Tre cũng tăng giá đến 40%. Tuy nhiên, cổ phiếu
BTU thường xuyên không xuất hiện giao dịch, trước đó cổ phiếu này đã có trên 25 phiên liên tiếp không xuất hiện giao dịch nên biên độ giá ngày 6/9 của cổ phiếu này lên đến 40%.
Trong khi đó, cổ phiếu
VLW của Cấp nước Vĩnh Long đứng đầu về mức độ giảm giá sàn UPCoM với 39,4%. Trong phiên 5/9 cổ phiếu này giảm sàn (-39,4%) với khối lượng khớp lệnh chỉ vỏn vẹn 2.200 cổ phiếu. Trước đó,
VLW cũng không có giao dịch trên 25 phiên liên tiếp.
Bình An
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.