• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
21 Tháng Mười Một 2024 7:04:58 CH - Mở cửa
CTD: 18 năm của ông Nguyễn Bá Dương tại Coteccons
Nguồn tin: Người đồng hành | 06/10/2020 10:21:07 SA
Ông Nguyễn Bá Dương tạo dựng Coteccons từ những ngày đầu tiên bằng uy tín cá nhân và sự tự tin.
Coteccons dưới thời ông Dương đã trải qua nhiều cột mốc đáng nhớ để trở thành nhà thầu số một Việt Nam.
Kết quả kinh doanh của Coteccons tăng trưởng trong giai đoạn 2012 - 2017 và giảm từ năm 2018.
 
Chiều tối muộn hôm qua (5/10), Coteccons (HoSE: CTD) công bố ông Nguyễn Bá Dương từ nhiệm vị trí Chủ tịch sau 18 năm đưa doanh nghiệp xây dựng "từ số 0 lên số 1" tại Việt Nam. Đơn từ chức được ký ngày 1/10 với lý do có vấn đề về sức khoẻ và muốn dành nhiều thời gian cho gia đình. Người thay thế là ông Bolat Duisenov, Thành viên HĐQT Coteccons kiêm Tổng giám đốc Kusto Việt Nam.

 
Ông Nguyễn Bá Dương (trái) và ông Bolat Duisenov (phải). Ảnh: Lê Xuân
 
Uy tín cá nhân tạo dựng Coteccons 
 
Ông Nguyễn Bá Dương sinh năm 1959 tại Nam Định, làm việc 5 năm tại Bộ Xây dựng và 12 năm tại công ty Công nghiệp nhẹ số 2 (Descon) trước khi rẽ lối sang làm việc cho Coteccons vào năm 2002. 
 
Theo lời của chính vị cựu chủ tịch Coteccons kể lại, tại thời điểm đó, nhiều người của Descon đặt câu hỏi về sự ra đi này khi doanh nghiệp đã sẵn thương hiệu trong ngành xây dựng. Ông Dương khẳng định chỉ mất 2 năm để Coteccons vươn lên hàng đầu Sài Gòn. Người đàn ông 43 tuổi khi ấy tự tin vào uy tín bản thân. "Các công ty tư vấn nước ngoài nhìn mặt, tin tôi và giao việc. Các nhà cung cấp tin tôi, có thể cho nợ tiền". Ông Dương quan niệm làm sao để khách hàng nhớ đến mình như một dạng "hữu xạ tự thiên hương". Nhờ đó, các công trình tìm đến Coteccons chứ doanh nghiệp tự đi tìm không nhiều.
 
Năm 2002, Coteccons chỉ là doanh nghiệp nhỏ trong ngành xây dựng nhưng đã được giao cho công trình lớn đầu tiên ở Phú Mỹ Hưng, quận 7 với giá trị một trăm mấy chục tỷ đồng. Chủ đầu tư sẵn sàng ứng 15% vốn, ngân hàng cho vay 10 tỷ đồng không cần thế chấp.
 
Dấu mốc thứ 2 vào năm 2004, khi Cotecons được Bitexco giao làm dự án The Manor trên vùng đầm lầy ở đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh. Một doanh nghiệp chưa từng làm công trình cao tầng, nay được giao cho tòa nhà 33 tầng trên một vùng đất yếu mà không nhà thầu nào dám làm. Sự đột phá này, theo ông Dương, chính là dấu mốc để Coteccons tiến vào miền Trung, làm hàng loạt các khách sạn, resort 5-6 sao tại Đà Nẵng như Intercontinental, The Nam Hải… Những dấu ấn đầu tiên đó là tiền đề để Coteccons có được vị thế dẫn đầu ngành xây dựng Việt Nam từ năm 2013, theo Vietnam Report.
 
Nổi bật nhất gần đây, công ty đã vượt mặt 2 nhà thầu nước ngoài là Lotte và SsangYong để trở thành nhà thầu chính của toà tháp Landmark81 cao thứ 10 thế giới và cao nhất Việt Nam (461,2 m). Với thành quả này, Coteccons lọt vào danh sách rất ít nhà thầu trên thế giới đủ khả năng thực hiện các công trình siêu cao tầng.
 
"Thần tốc" là từ để mô tả tiến độ thi công của Coteccons. Tổ hợp VinFast (335 ha) lập kỷ lục thế giới về tiến độ với 21 tháng, Casino Nam Hội An (1.000 ha) cũng chỉ mất 19 tháng...
 
Để theo đuổi những tầm cao mới, ông Dương từng cho rằng có 3 mô hình mà Coteccons muốn làm. Một là chuyên nghiệp như các nhà thầu của Mỹ, hai là chân thành và tỷ mỷ từng chi tiết như nhà thầu Nhật và thứ 3 là lòng tin theo kiểu kinh doanh của người Hoa.
 
Kinh doanh tăng trưởng chậm lại, giảm từ 2019
 
Coteccons đã trải qua một thập kỉ kinh doanh với các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn 2010 - 2012, tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) với doanh thu là 16% nhưng lợi nhuận âm 5%. Từ sau khi có sự xuất hiện của Kusto Group (năm 2012, nắm 25% cổ phần), kết quả kinh doanh Coteccons bứt tốc nhờ nguồn vốn lưu động lớn từ cổ đông ngoại mà không phải phụ thuộc vào dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ CAGR giai đoạn 2012 - 2017 về doanh thu đạt 43% còn lợi nhuận là 50%.

 
Đơn vị: tỷ đồng
 
Năm 2017, công ty xác lập kỷ lục về lợi nhuận với 1.653 tỷ đồng. Năm 2018, Coteccons lập kỷ lục về doanh thu với 28.561 tỷ đồng khi vốn điều lệ chưa tới 800 tỷ đồng. Tuy nhiên, 2018 cũng là năm ghi nhận lợi nhuận giảm lần đầu sau 6 năm tăng trưởng liên tiếp. Năm 2019, cả doanh thu và lợi nhuận đều giảm, không hoàn thành kế hoạch kinh doanh và dòng tiền kinh doanh âm năm thứ 2 liên tiếp.
 
Những mâu thuẫn nảy sinh 
 
Mặc dù có nhiều nhen nhóm nảy sinh giữa nhóm cổ đông ngoại mà đại diện là Kusto Group với ban lãnh đạo Coteccons từ những lần họp ĐHĐCĐ 2018 – 2019 nhưng vào năm nay đã được đẩy lên đỉnh điểm. Ngay trước thềm Đại hội, nhóm cổ đông ngoại này nhiều lần đưa ra các cáo buộc về xung đột lợi ích của Coteccons với các công ty liên quan, trong đó có Ricons.
 
Báo cáo tài chính giai đoạn 2010 - 2018 cho thấy, Ricons có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm về doanh thu lên tới 37% còn lợi nhuận là 36%. Năm 2018, lợi nhuận của Ricons tăng 50% trong khi của Coteccons giảm 9%.  
 
 
Nhóm cổ đông ngoại yêu cầu Chủ tịch HĐQT Nguyễn Bá Dương và Tổng giám đốc Nguyễn Sỹ Công từ chức. "Một cuộc chiến" trên truyền thông nổ ra. Lãnh đạo Coteccons sau đó đã tuyên bố sẵn sàng chuyển giao vị trí cho ứng viên xứng đáng. Hai thành viên HĐQT từ nhiệm là ông Nguyễn Sỹ Công và ông Trần Quyết Thắng.
 
Đại diện của Kusto Việt Nam và Th8th được bầu thay thế. Trong đó, ông Bolat Duisenov, Tổng giám đốc Kusto Việt Nam trở thành một trong 2 người đại diện pháp luật của Coteccons (người còn lại là ông Nguyễn Bá Dương). Mọi mâu thuẫn tưởng chừng được hoá giải khi 2 bên cùng tuyên bố trong kỳ họp thường niên 2020 rằng đã tìm được tiếng nói chung và đi đến thống nhất trong việc xây dựng Coteccons tiếp tục phát triển trên con đường mới.
 
Tuy nhiên, trái ngược với kỳ vọng về một trang mới, Coteccons xảy ra một loạt sự thay đổi về nhân sự. Kế toán trưởng, các thành viên Ban thư ký được thay thế, ông Bolat Duisenov tiếp tục được bổ nhiệm làm Trưởng Tiểu ban chiến lược.
 
Trước khi rời Coteccons, ông Nguyễn Bá Dương lần lượt từ nhiệm Thành viên HĐQT Ricons, Thành viên HĐQT độc lập tại Vinamilk. Chưa rõ về những kế hoạch tiếp theo của ông Dương, một người tự nhận mình "cá tính mạnh, không thích thì không làm, không thấy vui thì không làm". Con đường tiếp theo mà cựu Chủ tịch Coteccons sẽ đi còn là một ẩn số.