11h30
Về cuối phiên sáng, áp lực bán có phần tăng lên và điều này khiến nhiều cổ phiếu trụ cột lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Hai chỉ số chính VN-Index và HNX-Index đều tạm dừng phiên sáng trong sắc đỏ.
GVR giảm 2,1% xuống 18.900 đồng/cp, HSG giảm 2,1% xuống 18.400 đồng/cp,
VRE giảm 1,1% xuống 27.600 đồng/cp, ACB giảm 1,1% xuống 26.900 đồng/cp.
Tạm dừng phiên sáng VN-Index giảm 0,3 điểm (-0,03%) xuống 982,96 điểm. Toàn sàn có 183 mã tăng, 235 mã giảm và 62 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,74 điểm (-0,5%) xuống 146,11 điểm Toàn sàn có 53 mã tăng, 77 mã giảm và 53 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,16 điểm (0,24%) lên 66,21 điểm.
Thanh khoản thị trường vẫn ở mức cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 354 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 6.300 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 518 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục mua ròng khoảng 119 tỷ đồng trên HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
10h30
Các cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp biến động tích cực. SIP tăng 6,8% lên 149.900 đồng/cp, NTC tăng 3,3% lên 303.800 đồng/cp, LHG tăng 3,2% lên 28.900 đồng/cp, ITA tăng 1,6% lên 5.090 đồng/cp.
9h45
Thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch ngày 20/11 với sắc xanh có phần chiếm ưu thế hơn. Tuy nhiên, sự phân hóa ở nhóm cổ phiếu trụ cột diễn ra ngày càng rõ nét và điều này khiến các chỉ số biến động hẹp quanh mốc tham chiếu.
Hiện tại, các cổ phiếu như
ACV,
MSN,
VCS,
BID,
VHM,
HDB hay
PLX đều được kéo lên mốc tham chiếu và tạo lực đỡ cho các chỉ số.
ACV tăng 2,1% lên 73.300 đồng/cp,
MSN tăng 1,8% lên 83.500 đồng/cp,
BID tăng 1,2% lên 40.900 đồng/cp,
VHM tăng 0,9% lên 78.200 đồng/cp.
Chiều ngược lại,
SAB giảm sâu 1,6% xuống 190.600 đồng/cp,
GVR giảm 1,3% xuống 19.050 đồng/cp,
HVN giảm 0,9% xuống 26.750 đồng/cp. Việc số mã vốn hóa lớn giảm ngày càng nhiều đã tạo áp lực rất lớn lên các chỉ số.
VN-Index hiện giảm 0,65 điểm (-0,07%) xuống 982,61 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 75,6 triệu cổ phiếu, trị giá 1.500 tỷ đồng. HNX-Index giảm 0,68 điểm (-0,46%) xuống 146,17 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 14,3 triệu cổ phiếu, trị giá 200 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,12 điểm (0,18%) lên 66,17 điểm.
Nhóm cổ phiếu ngành thép lao dốc sau chuỗi tăng giá ấn tượng.
POM giảm 5,4% xuống 8,050 đồng/cp,
SMC giảm 3,9% xuống 15.740 đồng/cp.
NKG giảm 1,6% xuống 12.000 đồng/cp.
VN-Index tiếp tục tăng điểm tốt và vượt mốc 980 điểm trong phiên 19/11 nhờ lực đẩy ở nhiều trụ cột. Khối ngoại vẫn giao dịch tích cực khi mua ròng 385 tỷ đồng và gom mạnh các cổ phiếu bluechip như
VJC,
VNM,
VCB,
VRE...
Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, VN-Index sẽ gặp áp lực rung lắc điều chỉnh khi tiếp cận vùng kháng cự quanh 990 điểm trong phiên cuối tuần.
Hiện tại Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vẫn chưa nhìn thấy rủi ro nào để rút lùi cuộc chơi nhưng với mức tăng mạnh đã đẩy chỉ số thị trường lên gần sát đỉnh của đầu năm 2020, nên có thể sẽ xuất hiện một số điều chỉnh nhỏ để tiếp tục xu hướng.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý
Chốt phiên 19/11, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 tăng điểm. Dow Jones tăng 44,81 điểm, tương đương 0,15%, lên 29.483,23 điểm. S&P 500 tăng 14,08 điểm, tương đương 0,39%, lên 3.581,87 điểm. Nasdaq tăng 103,11 điểm, tương đương 0,87%, lên 11.904,71 điểm.
Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 0,73%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 0,36% còn Topix tăng 0,33%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm từ đầu phiên, sau đó phục hồi, tăng 0,07%. Thị trường Trung Quốc đảo chiều tăng với Shanghai Composite tăng 0,47%, Shenzhen Component tăng 0,63. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 0,46%. ASX 200 của Australia tăng 0,25%.
Giá dầu Brent tương lai phiên 19/11 giảm 14 cent xuống 44,2 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 8 cent xuống 41,74 USD/thùng.