Dòng tiền chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu bluechip như HPG, TCB, MBB, ACB...
VN-Index phiên 24/11 có giá trị khớp lệnh cao thứ 2 lịch sử với 10.853 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Thế Minh cho rằng diễn biến thị trường 2018 và 2020 khác nhau.
Mặc dù có thời điểm vượt 1.000 điểm nhưng chỉ số VN-Index vẫn đóng cửa phiên 25/11 thấp hơn ngưỡng cản tâm lý quan trọng này. Dù vậy, điều đáng chú ý kể từ đầu tuần trước là thanh khoản liên tục ở mức trên dưới 10.000 tỷ đồng. Dòng tiền "ồ ạt" đổ vào thị trường tương đương với thời điểm trước khi VN-Index lập đỉnh lịch sử vào tháng 4/2018.
Thậm chí, giá trị khớp lệnh sàn HoSE phiên 24/11 đạt 10.853 tỷ đồng, chỉ thấp hơn phiên giao dịch kỷ lục hôm 25/1/2018 (12.187 tỷ đồng).
Thanh khoản thị trường chứng khoán từ đầu tháng 11 đến nay.
Thông thường, các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ sẽ có khối lượng giao dịch lớn nhất thị trường do thị giá thấp và mang tính đầu cơ cao. Tuy nhiên, trong gần 2 tuần vừa qua, nhiều bluechip lọt top các cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất trong thời gian qua với vài chục triệu mỗi phiên.
Cụ thể,
HPG của Hòa Phát (HoSE:
HPG) khớp lệnh bình quân 8 phiên gần nhất là 29,6 triệu cổ phiếu so với bình quân 52 tuần chỉ là 11,3 triệu cổ phiếu. Tiếp theo sau là
TCB của Techcombank (HoSE:
TCB),
MBB của MBBank (HoSE:
MBB),
ACB của Ngân hàng Á Châu (HNX:
ACB),
CTG của VietinBank (HoSE:
CTG)...
15 cổ phiếu khớp lệnh nhiều nhất trong 8 phiên vừa qua. Đơn vị: triệu cổ phiếu.
Thanh khoản gia tăng trong bối cảnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm có xu hướng giảm. Dòng tiền rẻ giúp thị trường chứng khoán trở nên hấp dẫn hơn các kênh đầu tư khác. Hiện nhiều ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi kỳ hạn dài trên 12 tháng về dưới 6%/năm, trong khi các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng ở một số ngân hàng về quanh chỉ 3%/năm.
Minh chứng cho sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán thời gian qua là sự tham gia của nhà đầu tư "F0". Số lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư cá nhân trong nước tăng đột biến kể từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát lần 1 vào tháng 3. 6/8 tháng, lượng mở mới duy trì trên mốc 30.000 tài khoản và con số tổng 8 tháng đã cao hơn 38% so với cả năm 2019. Riêng tháng 10, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới đến 36.346 tài khoản - cao nhất kể từ tháng 4/2018.
Lượng mở mới tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trong nước theo tháng. Đơn vị: Tài khoản.
Thời điểm trước khi thị trường tạo đỉnh lịch sử tháng 4/2018 và giám sâu tới gần 30%, thanh khoản thị trường bùng nổ với nhiều phiên khớp lệnh trên 10.000 tỷ đồng. Vì vậy, xuất hiện tâm lý lo ngại VN-Index sẽ lặp lại kịch bản cũ. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích Chứng khoán Yuanta Việt Nam, thanh khoản hiện nay đa phần là đóng góp của nhà đầu tư "F0". Diễn biến thị trường 2020 và 2018 có phần khác nhau khi câu chuyện hiện tại là đi lên từ vùng xấu nhất và có sự hồi phục trở lại. Mặt bằng thanh khoản của các cổ phiếu vốn hóa lớn năm nay cũng cao hơn nhiều so với 2018.
Nhiều công ty chứng khoán luôn nhận định dòng tiền mới của nhà đầu tư "F0" chính là "làn gió mới" giúp thị trường đi lên cũng như chinh phục các mốc điểm cao hơn.
Bên cạnh đó, ông Minh cho rằng 2017 là thời điểm "nóng" của thoái vốn Nhà nước và giảm dần vào năm 2018 là một trong những nguyên nhân khiến thị trường tạo đỉnh. Vì vậy, VN-Index sẽ không tạo đỉnh ở thời điểm hiện tại để đón chờ câu chuyện thoái vốn được đẩy mạnh vào năm 2021.
Giám đốc phân tích Yuanta đánh giá nhà đầu tư "F0" mang dòng tiền mới, thật vào thị trường thay vì dòng tiền ký quỹ (margin). Margin năm 2020 không tập trung mạnh ở nhà đầu tư nhỏ lẻ mà ở nhà đầu tư tổ chức hay các lãnh đạo doanh nghiệp nên sẽ gây ít rủi ro hơn. Trong khi đó, các công ty chứng khoán liên tục tăng vốn nên lượng margin cấp cho thị trường không phải ở mức cao.