• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.218,57 -13,32/-1,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.218,57   -13,32/-1,08%  |   HNX-INDEX   221,53   -2,29/-1,02%  |   UPCOM-INDEX   91,33   -0,54/-0,59%  |   VN30   1.271,22   -15,43/-1,20%  |   HNX30   469,62   -6,98/-1,46%
16 Tháng Mười Một 2024 3:40:35 SA - Mở cửa
Nông sản chế biến sâu xuất khẩu của Việt Nam còn rất hạn chế
Nguồn tin: BizLive | 01/12/2020 8:53:07 CH
Nông sản Việt Nam xuất khẩu đi rất nhiều thị trường trên thế giới nhưng phần lớn ở dạng thô, tỷ trọng chế biến sâu xuất khẩu còn rất hạn chế, đạt khoảng 25 – 30%/ tổng sản lượng nông sản. Thậm chí có mặt hàng chỉ đạt 4-6%.
 
Nông sản chế biến sâu xuất khẩu của Việt Nam còn rất hạn chế
 
Dây chuyền bắp non đóng hộp tại nhà máy chế biến rau Công ty CP thực phẩm An Giang - Ảnh Nguyễn Huyền
 
Mặc dù, nông sản của Việt Nam đã xuất khẩu đi rất nhiều thị trường như EU, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… Tuy nhiên, theo số liệu điều tra của Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch để cho thấy tỷ trọng nông sản chế biến sâu được xuất khẩu của Việt Nam còn rất hạn chế, mới chỉ đạt khoảng 25 – 30% tổng sản lượng nông sản (bằng một nửa so với các nước ASEAN). Nhiều sản phẩm trong số đó đạt tỷ lệ rất thấp như rau, quả, thực phẩm chỉ đạt 10%, cà phê chỉ đạt 4 – 6%...
 
Tận dụng tốt các ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
 
Ông Phạm Thiết Hòa, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, TNHH MTV cho biết, trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Năm 2019, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt gần 41,3 tỷ USD, chiếm gần 15,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 3,25% so với năm 2018.
 
Bước sang năm 2020, mặc dù bị tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, nông lâm thủy sản vẫn cho thấy là thế mạnh của Việt Nam, làm trụ đỡ cho lĩnh vực xuất khẩu khi vẫn duy trì tăng trưởng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019, ước đạt 30,5 tỷ USD, xuất siêu lên tới 7,2 tỷ USD. Dù vậy, vẫn còn rất nhiều việc phải làm để thúc đẩy đưa nông sản Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
 
Vẫn theo ông Hòa, giải pháp trước nhất là cần tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Bởi các hiệp định này có rất nhiều ưu đãi về thuế quan cho các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Đơn cử như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phần lớn hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: rau quả tươi, rau quả chế biến, gạo, hạt khô… được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi có hiệu lực hoặc sau 3 – 5 năm.
 
Ngoài ra, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), cam kết sẽ đưa thuế suất về 0% sau một lộ trình nhất định đối với sản phẩm từ gạo và tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, giúp Việt Nam có thể xuất khẩu 100.000 tấn gạo tấm vào EU hàng năm. Bên cạnh đó, nhu cầu của thị trường EU về các sản phẩm rau quả nhiệt đới rất lớn, vì vậy, cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này cũng được rộng mở. EU cũng cam kết xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả.
 
Để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu
 
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả tháng 11/2020, ước đạt 260 triệu USD, giảm 13,62% so với tháng 11/2019. Cộng dồn 11 tháng đạt gần 2,991 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2019 giảm 12,39%.
 
Trong 10 tháng đầu năm nay, top các thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam gồm: Trung Quốc, Đông Nam Á, Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, …
 
Cụ thể, tháng 10/2020 xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc đạt 119,2 triệu USD, giảm 33,7% so với tháng 10/2019. Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh đã kéo kim ngạch xuất khẩu rau quả trong tháng 10/2020 sụt giảm mạnh, bởi hàng rau quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc luôn chiếm tỷ trọng cao. Vì vậy, dù trị giá hàng rau quả xuất khẩu sang các thị trường như: Hoa Kỳ, Thái Lan, Hàn Quốc, Hà Lan, Úc và Nga trong tháng 10/2020 tăng mạnh vẫn không bù đắp được mức giảm xuất khẩu ở thị trường Trung Quốc, do tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường này còn thấp.
 
Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) cũng đã mang lại nhiều cơ hội xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, vì với lợi thế của thị trường nội khối ASEAN là khoảng cách địa lý gần gũi, không hạn chế phương tiện vận chuyển nên việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản thuận lợi hơn.
 
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, ASEAN ngày càng nổi lên là thị trường tiêu thụ rau quả lớn và đang đứng thứ hai trong tóp các nước nhập khẩu rau quả lớn của Việt Nam. Còn đối với gạo, năm 2019, Việt Nam xuất khẩu vào ASEAN với giá trị đạt 1 tỷ USD mà thị trường chính là Philippines.
 
Để cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu nông sản có thể tận dụng tốt các FTA và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu, ông Hòa khuyến nghị một số giải pháp cụ thể, như: Tập trung đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại trong sản xuất và chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường hợp tác kết nối với đối tác trong chuỗi cung ứng, tiếp cận và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; tối ưu hóa hiệu quả của dịch vụ logistic trong xuất khẩu nông sản; xây dựng và phát triển nền nông nghiệp hữu cơ thông qua cơ chế liên kết “6 nhà”, gồm: nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, ngân hàng, nhà doanh nghiệp và nhà phân phối.
 
“Cần chú trọng xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu quốc gia, đẩy mạnh việc cấp mã số vùng trồng, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc cho nông sản; tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân và Nhà nước cần quan tâm xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho ngành nông nghiệp phát triển bền vững”, ông Hòa nhấn mạnh.