Việc ACV được quản lý và sử dụng tài sản khu bay mang lại nhiều ý nghĩa và gỡ thêm "nút thắt" trong tiến trình niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp trên HoSE.
Một trong những "nút thắt" cản trở đường lên HoSE của ACV đã được tháo gỡ.
Mới đây, Thủ tướng đã quyết định phê duyệt đề án giao Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (mã:
ACV) quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không tại 22 sân bay đến hết ngày 31/12/2025.
Theo đó, phạm vi đối tượng là tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý tại 22 cảng hàng không, sân bay không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các tài sản kết cấu hạ tầng hàng không hình thành sau thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được bàn giao lại cho nhà nước quản lý do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) làm đại diện chủ sở hữu.
Bộ GTVT sẽ quyết định danh mục tài sản kết cấu hạ tầng hàng không để bàn giao cho
ACV quản lý, sử dụng, khai thác ngay sau khi quyết định này có hiệu lực.
Theo quyết định của Thủ tướng,
ACV là đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hàng không trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không đúng mục đích, công năng của tài sản; không được chuyển nhượng, bán, tặng, cho, cầm cố, thế chấp, góp vốn bằng tài sản kết cấu hạ tầng được giao.
Quyết định của Thủ tướng cũng nêu rõ, với cơ chế thực hiện quản lý, bảo trì, sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng hàng không thì kinh phí bảo trì, sửa chữa do doanh nghiệp được giao chịu trách nhiệm thực hiện và nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do doanh nghiệp được giao quản lý.
Được biết, tài sản khu bay gồm đường băng, đường lăn, sân đỗ, hệ thống hỗ trợ hạ cánh… tại 22 sân bay do Nhà nước đầu tư có giá trị khoảng 8.550 tỷ đồng (dự án nâng cấp đường băng, đường lăn sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đang được thực hiện với giá trị hơn 4.000 tỷ đồng). Đồng thời, vật tư thiết bị dự phòng trị giá 2.785 tỷ, hệ thống khí tượng hơn 380 tỷ đồng.
Khi
ACV cổ phần hóa, các tài sản trên vẫn thuộc Nhà nước, không tính vào giá trị doanh nghiệp. Do đó, khi đường băng, đường lăn hư hỏng xuống cấp mà chưa có ngân sách để nâng cấp,
ACV muốn bỏ tiền sửa chữa lại cũng không được phép. Bởi theo quy định pháp luật, tài sản khu bay do Nhà nước quản lý phải sử dụng vốn ngân sách để sửa chữa, nâng cấp.
Lâu nay, những vấn đề liên quan đến khu bay cùng với việc
ACV vẫn chưa có quyết định phê duyệt quyết toán cổ phần hóa của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về số liệu bàn giao sang CTCP của Tổng công ty tại ngày 31/3/2016 là những “nút thắt” khiến
ACV chưa thể niêm yết trên HoSE dù là một “ông lớn”.
Theo Chứng khoán Bản Việt (VCSC), khi cơ chế pháp lý đã được Chính phủ phê duyệt, VCSC kỳ vọng kiểm toán sẽ loại bỏ một trong những “vấn đề nhấn mạnh” trong báo cáo kiểm toán của
ACV, điều này sẽ “rộng đường” cho
ACV chuyển sang giao dịch trên sàn HOSE.
Hiện tại
ACV đang giao dịch trên UPCoM với giá 74.600 đồng/cp chốt phiên ngày 9/12, tăng hơn 30% trong vòng 3 tháng qua; khối lượng giao dịch bình quân chỉ vào khoảng 290.000 đơn vị/phiên.
Tại thời điểm cuối năm 2019, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất của
ACV với tỷ lệ sở hữu 95,4% vốn.
Không chỉ được gỡ rối về cơ chế khu bay,
ACV còn nhận được nhiều thông tin tích cực từ dự án sân bay quốc tế Long Thành khi được chọn làm chủ đầu tư Dự án thành phần 3 - Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.
ACV đang triển khai họp bất thường để bàn chi tiết vấn đề này. Cuộc họp dự kiến diễn ra ngày 15/12.