• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.247,37 -2,18/-0,17%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 10:55:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.247,37   -2,18/-0,17%  |   HNX-INDEX   222,31   +0,62/+0,28%  |   UPCOM-INDEX   92,78   -0,02/-0,02%  |   VN30   1.315,90   -1,05/-0,08%  |   HNX30   462,18   +1,93/+0,42%
21 Tháng Giêng 2025 10:58:51 SA - Mở cửa
Vốn ngoại 'rót' vào Việt Nam bị mắc vì thủ tục hành chính
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 23/12/2020 9:43:11 SA
Năm 2020 được đánh giá là năm mà Việt Nam có nhiều cơ hội đón làn sóng đầu tư nước ngoài dịch chuyển, song một trong những 'lực cản' mà nhà đầu tư nước ngoài đang gặp phải chính là vướng mắc ở ngay từ khâu xin giấy phép đầu tư tại Việt Nam.
 
Mặc dù thời gian qua, Chính phủ đã nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh nhưng trên thực tế cộng đồng doanh nghiệp vẫn đang phàn nàn khá nhiều về những bất cập ở khâu thực hiện thủ tục hành chính trong kinh doanh nhất là cấp địa phương. Thực trạng này đang diễn ra ở cả khối doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. 
 
Nhà đầu tư nước ngoài bối rối
 
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2020 (VBF) vừa diễn ra, ông Kim HanYong, Chủ tịch Phòng Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham), chia sẻ đã được nghe về những khó khăn của doanh nghiệp Hàn Quốc khi xin giấy phép tại Việt Nam.

 
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn than khó về thủ tục xin cấp phép đầu tư. 
 
Trong tình hình COVID - 19, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp đối phó với tình hình kinh tế của đại dịch. Tuy nhiên, việc cấp phép cho một số dự án quy mô lớn của Hàn Quốc tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đã bị chậm trễ do thiếu hướng dẫn pháp lý rõ ràng, và điều này gây nhiều khó khăn trong hoạt động đầu tư.
 
Bởi vậy, đại diện KoCham mong muốn Chính phủ có hướng dẫn rõ ràng về việc thực hiện quy định để chính quyền địa phương nắm rõ. Điều này giúp chính quyền địa phương kịp thời cấp giấy phép cho các dự án bị chậm tiến độ.
 
Còn theo ông Tetsu Funayama, Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, đẩy mạnh thu hút thêm nhiều vốn FDI chính là một trong những "chìa khóa" quan trọng. Tuy vậy, trong số những doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam, có không ít doanh nghiệp phải đối mặt với các vấn đề khi "Thực hiện dự án đầu tư đã được cấp phép", hoặc khi "Lắp đặt nhà máy sản xuất". Ngoài ra, cũng có những doanh nghiệp cảm thấy bối rối khi gặp vấn đề về "Thuế và lao động", hoặc lo lắng về "Cơ sở hạ tầng năng lượng". Bởi vậy, giải quyết được những vấn đề kể trên sẽ tạo tiền đề quan trọng giúp thu hút nhiều hơn nữa vốn FDI không chỉ từ Nhật Bản mà còn từ nhiều quốc gia khác.
 
Đại diện doanh nghiệp Nhật Bản kiến nghị Chính phủ "bố trí một đầu mối liên hệ chung liên quan đến dự án đầu tư". Thông qua trao đổi liên lạc với đầu mối liên hệ này, các doanh nghiệp nước ngoài có thể hiểu một cách chi tiết về thủ tục cần thiết để xin cấp phép đầu tư và thực hiện đầu tư, hiểu về việc áp dụng cụ thể của từng quy định pháp luật trước khi thực hiện đăng ký đầu tư. Điều này sẽ giúp loại bỏ những lo lắng của doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, từ đó giảm thiểu phần nào các rủi ro phát sinh trong quá trình “Thực hiện đầu tư”.
 
Bên cạnh thủ tục đầu tư, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) nêu ra những khó khăn về thủ tục cấp giấy chứng nhận y tế cho các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu còn phức tạp và tốn thời gian.
 
Hiện tại, thủ tục cấp giấy chứng nhận y tế cho các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu do Bộ Y Tế quản lý phải theo quy trình 2 vòng phức tạp và tốn thời gian không cần thiết, ảnh hưởng đến xuất khẩu. Vòng 1: kiểm nghiệm ở phòng kiểm nghiệm được Bộ Y tế chỉ định; Vòng 2: nộp giấy kiểm nghiệm lên Cục An toàn Thực phẩm để được cấp giấy chứng nhận y tế (mất thêm 5 ngày làm việc).
 
Để tạo thuận lợi cho xuất khẩu, EuroCham đề nghị Bộ Y tế sửa đổi Thông tư 52/2015/TT-BYT giống như Bộ NN&PTNT đã làm trong Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT (Thông tư 48), cụ thể là cắt giảm 2 vòng trong Thủ tục cấp giấy chứng nhận y tế cho các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu thành 1 vòng: Phòng Kiểm nghiệm được chỉ định lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng, và cấp Giấy chứng nhận y tế ngay khi có kết quả kiểm nghiệm đạt yêu cầu.
 
Chính phủ đẩy mạnh hành động 
 
Về phía cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng nêu ra những bất cập về môi trường kinh doanh. Dẫn chứng từ điều tra thường niên 10.000 doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố của VCCI năm vừa qua cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi xin giấy phép giảm còn 35%, từ con số từ 42% của năm 2018. Tuy nhiên, 35% doanh nghiệp gặp khó khăn khi xin giấy phép kinh doanh có điều kiện vẫn là con số tương đối lớn.
 
Đồng thời, giải quyết các chồng chéo và thiếu rõ ràng trong hệ thống pháp luật kinh doanh. Trong thời gian qua, VCCI đã nhận được rất nhiều kiến nghị về các vướng mắc bất cập từ doanh nghiệp, hiệp hội, chính quyền địa phương về các quy định chồng chéo, mâu thuẫn trong pháp luật kinh doanh đang gây khó cho doanh nghiệp. Về lâu dài để tránh trường hợp này, cần thay đổi quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo đó cần kiểm soát tốt hơn về tính thống nhất trong các quy định của luật.
 
"Để vượt qua các thách thức do dịch COVID-19, các doanh nghiệp đang kỳ vọng rất lớn vào các giải pháp của Chính phủ. Những bài học từ việc khống chế thành công dịch COVID-19 hoàn toàn có thể áp dụng cho việc hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục phát triển sản xuất kinh doanh", Chủ tịch VCCI kiến nghị.
 
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, mặc dù cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc tạo lập một môi trường kinh doanh ổn định, vững chắc và khuyến khích tinh thần doanh nghiệp song cộng đồng doanh nghiệp vẫn cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục những nỗ lực thực chất và đồng bộ để đạt được các mục tiêu chiến lược.
 
Một số lĩnh vực cần phải cải cách như về điện và năng lượng, Chính phủ cần xây dựng môi trường pháp lý và thuận lợi để thu hút đầu tư tư nhân vào hoạt động sản xuất năng lượng sạch và sử dụng năng lượng hiệu quả. Xây dựng môi trường pháp lý và hỗ trợ thu hút đầu tư sản xuất năng lượng sạch không nối lưới quy mô nhỏ hơn.
 
Về cơ sở hạ tầng, Việt Nam cần tiếp tục xây dựng một cơ chế đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) có hiệu quả. Một số vấn đề liên quan tới dự thảo Luật PPP như bảo lãnh, phân chia rủi ro, lựa chọn nhà đầu tư....
 
Trước phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh khẳng định: Chính phủ sẽ tăng cường khuyến khích đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư vào hạ tầng cơ sở, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để chủ động đón làn sóng đầu tư mới gắn với tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu và chuyển giao công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.
 
Vì thế, Phó Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các Bộ, ngành lắng nghe và tiếp thu ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp với tinh thần cầu thị và xây dựng; tích cực trao đổi, giải đáp các ý kiến, thắc mắc, trăn trở của cộng đồng doanh nghiệp với tinh thần "cùng thắng", vì mục tiêu phát triển chung của đất nước.