• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 8:36:27 SA - Mở cửa
CBRE: Kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ sớm hơn 5 năm nhờ Covid-19
Nguồn tin: Người đồng hành | 26/12/2020 12:30:15 CH
Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2028, theo CEBR. Mốc này sớm hơn 5 năm so với dự báo trước đó do ảnh hưởng từ Covid-19.
 
“Trong suốt một thời gian, chủ đề phủ bóng kinh tế toàn cầu là cạnh tranh kinh tế và quyền lực mềm giữa Mỹ và Trung Quốc”, Trung tâm Kinh tế và Nghiên cứu Doanh nghiệp (CEBR) cho biết trong báo cáo thường niên công bố hôm nay. “Đại dịch Covid-19 cùng những ảnh hưởng kinh tế liên quan đã tạo ra những biến động có lợi nhiều hơn cho Trung Quốc”.
 
Theo CEBR, “kỹ năng ứng phó đại dịch” của Trung Quốc – phong tỏa xã hội nghiêm ngặt từ sớm – và ảnh hưởng từ Covid-19 đến tăng trưởng dài hạn ở phương Tây đồng nghĩa tương quan triển vọng kinh tế Trung Quốc đã cải thiện.
 
Trung Quốc dự báo có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 5,7%/năm trong giai đoạn 2021 – 2025 trước khi giảm tốc còn 4,5%/năm trong giai đoạn 2026 – 2030.
 
Mỹ khả năng cao phục hồi kinh tế hậu đại dịch mạnh mẽ trong năm 2021 nhưng tốc độ tăng trưởng dự báo giảm còn 1,9%/năm giai đoạn 2022 – 2024 và chỉ còn 1,6% sau đó.
 
Nhật Bản vẫn là nền kinh tế số 3 thế giới, xét theo USD, cho đến đầu thập niên 2030. Khi đó, Ấn Độ sẽ soán ngôi Nhật Bản và đẩy Đức từ số 4 xuống số 5.
 
Anh đang là nền kinh tế số 5 thế giới theo thước đo của CEBR sẽ tụt xuống số 6 từ năm 2024.
 
Dù bị ảnh hưởng từ việc rời Liên minh châu Âu (EU) từ năm 2021, GDP của Anh tính theo USD dự báo vẫn cao hơn 23% so với Pháp vào năm 2035 nhờ London dẫn đầu trong kinh tế số.
 
Châu Âu đóng góp 19% GDP tại 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới năm 2020 nhưng tỷ lệ này sẽ giảm còn 12% vào năm 2035 hoặc thấp hơn nếu có sự chia tách giữa EU và Anh, CEBR nhận định. Ảnh hưởng từ đại dịch lên kinh tế toàn cầu khả năng cao bộc lộ ở lạm phát tăng, không phải tăng trưởng chậm lại.
 
“Chúng tôi nhận thấy có một chu kỳ kinh tế với lãi suất tăng vào giữa thập niên 2020”, CEBR cho biết, tạo ra thách thức với các chính phủ đã vay nợ nhiều để ứng phó khủng hoảng Covid-19. “Nhưng ẩn dưới các xu hướng là một thế giới xanh hơn, dựa trên công nghệ nhiều hơn khi chúng ta bước sang thập niên 2030”.