• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 7:15:02 CH - Mở cửa
Những dấu ấn kinh tế của Việt Nam năm 2020
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 31/12/2020 10:26:48 SA
Cùng Thời báo Kinh Doanh điểm lại những dấu ấn kinh tế nổi bật của Việt Nam trong năm 2020 - một năm đầy thách thức từ đại dịch Covid-19 nhưng cũng là sự khẳng định sức chống chịu mạnh mẽ của nội lực nền kinh tế với những thành quả đáng ghi nhận.
 
1.Giữ đà tăng trưởng giữa một năm biến động do dịch Covid-19
 
Với tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 tăng 2,91% so với năm trước, Việt Nam thuộc nhóm nước có tăng trưởng cao nhất thế giới. Trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế xã hội thì đây là thành công lớn.

 
Sức chống chọi bền bỉ để có được con số tăng trưởng dương năm 2020 của Việt Nam chính là điểm sáng rõ nét nhất.
 
Nhìn trên bức tranh toàn cầu, Việt Nam là một trong không nhiều quốc gia tăng trưởng cao nhất trên thế giới và sự nỗ lực, sức chống chọi bền bỉ để có được con số tăng trưởng dương năm 2020 của Việt Nam chính là điểm sáng rõ nét nhất.
 
Trong mức tăng GDP chung toàn nền kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5% vào tốc độ tăng GDP của cả nước.
 
Trước bối cảnh dịch Covid-19 khiến cho nhiều doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường, tuy vậy, trong năm 2020, cả nước có 134,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, dù giảm 2,3% so với năm trước nhưng có số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 16,6 tỷ đồng, tăng 32,3%.
 
2.Việt Nam xuất siêu 19,1 tỷ USD
 
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong năm 2020 ước đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6%. Năm 2020, Việt Nam xuất siêu 19,1 tỷ USD.
 
Trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, xuất khẩu đã trở thành điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế vững bước vào năm 2021. Điều đáng mừng nữa là cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục được cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp.
 
 
Nông nghiệp góp phần tô điểm những màu sáng quan trọng, khẳng định trụ cột của nền kinh tế vào những lúc khó khăn. Đơn cử như với gạo, mặt hàng được ví như “hạt ngọc” của Việt Nam, năm 2020 có thể nói là năm thắng đậm khi nông dân trúng mùa lớn, trong khi giá gạo xuất khẩu liên tiếp vượt Thái Lan và Ấn Độ, soán ngôi số 1 thế giới. 
 
3.Đột phá công nghệ chuyển đổi số
 
Năm 2020 được xem là năm của chiến lược chuyển đổi số quốc gia khi chuyển đổi số ngày càng lan toả rộng rãi trong xã hội Việt Nam. 
 
Tháng 6/2020, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với tầm nhìn Việt Nam trở thành quốc gia số, trong đó bao gồm các mục tiêu phát triển: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.
 
Việt Nam đã chính thức làm chủ công nghệ mạng 5G sau khi tiến hành các thử nghiệm thương mại vào tháng 11/2020. Mạng 5G không chỉ cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số để các ngành nghề hoạt động hiệu quả và năng suất hơn, mà còn tạo ra nền tảng đổi mới sáng tạo giúp ươm mầm tinh thần khởi nghiệp.

 
 
Năm 2020, Việt Nam được đánh giá thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu về chuyển đổi số thời Covid-19.
 
Ngoài 5G, trong năm 2020, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã dần làm chủ các công nghệ mới nhất trên thế giới như: Big Data (dữ liệu lớn), AI (trí tuệ nhân tạo), Blockchain (chuỗi khối)… Trong bối cảnh phòng chống dịch Covid-19 và chuyển đổi cuộc sống sang trạng thái bình thường mới trong năm 2020, Việt Nam được đánh giá thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu về chuyển đổi số thời Covid-19.
 
Tròn một năm sau Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các doanh nghiệp công nghệ, số doanh nghiệp công nghệ mới xuất hiện thêm gần 13.000 doanh nghiệp, tương đương với 28% của suốt 30 năm qua.
 
4.Thực thi EVFTA, RCEP và UKFTA
 
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ 1/8/2020 đã tạo cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam được cắt giảm thuế cao như như nông sản, thủy sản, đồ gỗ, dệt may, da giày, điện tử…
 
EVFTA mở cửa cho doanh nghiệp Việt Nam tiến vào thị trường EU dễ dàng hơn, mang lại cơ hội phát triển tốt hơn cho Việt Nam. Điều quan trọng là EVFTA không chỉ cải thiện việc giao thương, mà còn đem tới những tác động khác trong mối quan hệ giữa Việt Nam với EU.

 
Thực thi EVFTA mang lại nhiều cơ hội lớn cho xuất khẩu rau quả.
 
Tháng 11/2020, đại diện 10 nước ASEAN và 5 nước đối tác (Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc) chính thức đặt bút ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
 
RCEP được đánh giá là FTA lớn nhất thế giới do bao trùm một thị trường khổng lồ có quy mô gần 25.000 tỷ USD và hơn 2,3 tỷ người. Việt Nam được cho là một trong những quốc gia có thể nhận nhiều lợi ích từ RCEP khi có các mặt hàng thế mạnh như nông lâm thuỷ sản đáp ứng nhu cầu hầu hết thành viên nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP. Đặc biệt là gia tăng xuất khẩu trong khu vực này, nhất là ở các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand…
 
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA) vừa được ký kết vào ngày 29/12/2020. Theo cam kết, sau 6 năm UKVFTA có hiệu lực, Anh sẽ xoá bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. EU đã cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan (TRQ) với thuế nhập khẩu là 0% với một số mặt hàng.
 
5.Dịch Covid-19 tạo cơ hội cho thị trường mua sắm trực tuyến bứt phá mạnh
 
Những đột phá trong Cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động từ đại dịch Covid-19 trong năm 2020 đã tạo ra những “lực đẩy” rất lớn để thị trường mua sắm trực tuyến ở Việt Nam tăng tốc phát triển toàn diện, với số lượng và giá trị các giao dịch thương mại điện tử.
 
Kinh tế Internet, mua sắm trực tuyến là một điểm sáng trong bức tranh xám của đại dịch. Trong đó, có một loạt nhóm hàng tăng trưởng mạnh liên quan đến thương mại điện tử như may mặc, hàng điện tử và thực phẩm. Những mảng như cho vay hay dịch vụ giáo dục, giải trí, nội dung số cũng tăng mạnh.

 
Kinh tế Internet, mua sắm trực tuyến là một điểm sáng trong bức tranh xám của đại dịch.
 
Xét về quy mô nền kinh tế Internet, Việt Nam đang được đánh giá ở mức 14 tỷ USD, ngang ngửa Thái Lan và chỉ xếp sau Indonesia. Nhìn sâu vào bức tranh thị trường mua sắm trực tuyến ở Việt Nam trong năm 2020 sẽ thấy, lượng khách hàng tăng đột biến từ 30-50%, là con số mà các ngành kinh doanh mơ ước.
 
6.Tiếp tục cắt giảm thủ tục liên quan đến hoạt động kinh doanh
 
Cũng trong năm 2020, cải cách hành chính đi vào thực chất, khơi dậy nguồn lực. Chính phủ đã ban hành 9 Nghị định về điều kiện kinh doanh, nâng tổng số lên thành 50 Nghị định hiện thực hóa các phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh. Đến hết năm 2020, các bộ ngành đã cắt giảm, đơn giản hóa 3.893 điều kiện kinh doanh (63%), 6.776 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành (đạt 68%), tiết kiệm hơn 18 triệu ngày công, tương đương 6.300 tỷ đồng/năm.
 
Trong tháng 5/2020, Nghị quyết 68/NQ-CP đã được ban hành với mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh. 
 
Riêng vấn đề cải cách thủ tục ở lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, tính đến tháng 12/2020, so với thời điểm tháng 1/2016, Bộ NN&PTN đã cắt giảm 118 thủ tục hành chính, bao gồm 64 thủ tục hành chính cấp bộ, 32 cấp tỉnh, 23 cấp huyện, 5 cấp xã.  Bộ NN&PTNT đã tổ chức rà soát 63 thủ tục hành chính liên quan tới kiểm tra chuyên ngành.
 
Bộ NN&PTNT cũng đã bãi bỏ, sửa đổi theo hướng đơn giản hóa gồm 251 điều kiện, trong đó bãi bỏ 115 điều kiện, sửa đổi 136 điều kiện; thực hiện rà soát, cắt giảm tối đa hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành.
 
7.Ổn định chính sách tiền tệ và tín dụng
 
Năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm 1,5-2,0%/năm lãi suất điều hành, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ Ngân hàng Nhà nước; giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi VND các kỳ hạn dưới 6 tháng, giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với các lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp, người dân.
 
So với các nước trong khu vực, Việt Nam là một trong những nước có mức giảm lãi suất điều hành mạnh nhất. Mặc dù cầu tín dụng suy giảm nghiêm trọng do tác động của dịch Covid-19, nhưng từ tháng 9/2020, tín dụng tăng trở lại, đến ngày 10/12/2020, tín dụng toàn hệ thống tăng 9,02% so với cuối năm 2019.
 
Dù dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng cao kỷ lục nhưng lạm phát được kiểm soát chặt chẽ, bình quân 11 tháng năm 2020 đạt 3,51%, dưới mục tiêu 4% của Quốc hội; lạm phát cơ bản bình quân đạt 2,43%, cho thấy hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, đóng góp tích cực vào việc giảm áp lực lên lạm phát bình quân chung trong khi vẫn có dư địa hỗ trợ nền kinh tế. Lạm phát ổn định đã tạo lập nền tảng vững chắc duy trì niềm tin của cộng đồng đầu tư đối với môi trường kinh doanh Việt Nam, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).