Sau khi giảm mạnh ở phiên cuối tuần trước, giá vàng SJC và vàng Rồng Thăng Long tăng trở lại từ 50.000-100.000 đồng mỗi lượng, tỷ giá trung tâm vẫn tiếp tục tăng thêm 10 đồng.
Hiện giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn đao giao dịch quanh mức 45,80-46,80 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng/lượng.
Vàng SJC tại Công ty Phú Quý cũng tăng 100.000 đồng mỗi lượng, hiện doanh nghiệp này niêm yết từ 45,70-46,70 triệu đồng/lượng so với chốt phiên trước.
Trong khi đó, tại Công ty Doji Hà Nội, giá vàng SJC lại không có biến động, hiện giá mua và bán từ 45,80-46,60 triệu đồng/lượng.
Trong tuần qua, đa số các phiên đều giảm, trong đó ngày 13/3 là phiên giảm mạnh nhất tới 1,2 triệu đồng. Tổng cộng 5 phiên giao dịch trong tuần, thương hiệu SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn “bốc hơi” gần 2 triệu đồng mỗi lượng.
Giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu phiên sáng nay cũng tăng 50.000 đồng/lượng, hiện giao dịch từ 44,43-45,43 triệu đồng/lượng. Như vậy, thương hiệu này tiếp tục thấp hơn giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn khoảng 1,37 đồng mỗi lượng.
Trên thế giới, giá vàng cũng tăng 6 USD/ounce so với phiên trước, hiện giao dịch ở ngưỡng 1.535 USD/ounce. Khi quy đổi theo tỷ giá USD tại ngân hàng Vietcombank, đồng kim loại quý này tương đương 43,07 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC khoảng 3,73 triệu đồng/lượng.
Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD áp dụng ngày 16/3 là 23.222 VND/USD, tăng 10 đồng/USD so với ngày 13/3.
Với biên độ tỷ giá +/-3%, Ngân hàng Vietcombank và BIDV cùng niêm yết từ 23.120-23.290 đồng/USD (mua vào/bán ra), không đổi so với chốt phiên trước.
Ngân hàng Vietinbank áp dụng tỷ giá USD từ 23.145-23.285 đồng/USD; ngân hàng Eximbank niêm yết đồng USD từ 23.130-23.270 đồng/USD, cũng không đổi so với chốt phiên trước./.
Thúy Hà (Vietnam+)
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.