11h30
Đà giảm của thị trường bị nới rộng thêm vào cuối phiên sáng do áp lực đến từ nhiều cổ phiếu lớn, trong đó, tâm điểm vẫn là bộ 3 cổ phiếu họ "Vin" VIC, VHM và VRE, trong đó, VIC giảm 3,8% xuống 85.300 đồng/cp, VHM giảm 5% xuống 65.100 đồng/cp, VRE giảm 5,9% xuống 20.600 đồng/cp. Bên cạnh đó, VCB cũng bất ngờ lao dốc và cùng với nhóm cổ phiếu họ "Vin" kéo VN-Index giảm sâu. VCB phiên sáng nay mất 4,2% xuống 63.200 đồng/cp.
Chiều ngược lại, sự tích cực vẫn được duy trì trên các mã như
GAS,
PVS,
VNM... và điều này vẫn giúp kìm hãm phần nào đà giảm của các chỉ số.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 12,05 điểm (-1,66%) xuống 713,89 điểm. Toàn sàn có 104 mã tăng, 207 mã giảm và 79 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 0,22 điểm (-0,22%) xuống 100,77 điểm. Toàn sàn có 37 mã tăng, 78 mã giảm và 45 mã đứng giá.
Thanh khoản thị trường giảm đáng kể so với phiên trước. Tổng khối lượng giao dịch trên HoSE và HNX đạt 150 triệu cổ phiếu, trị giá 2.000 tỷ đồng. Khối ngoại 2 sàn này vẫn bán ròng tổng cộng 340 tỷ đồng.
9h55
Cổ phiếu dầu khí đang đóng vài trò trụ đỡ thị trường.
GAS tăng 3,6%,
PVS tăng 2,9% và
PVD cũng tăng 2,9%. Phiên 19/3, Giá dầu WTI tương lai tăng 4,85
USD, tương đương 24%, lên 25,22
USD/thùng sau khi giảm gần 25% xuống đáy 18 năm trong phiên trước đó. Giá dầu Brent tương lai tăng 3,59
USD, tương đương 14,4%, lên 28,47
USD/thùng, sau khi giảm còn 24,52
USD/thùng, thấp nhất kể từ năm 2003, trong phiên 18/3.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán đang có biến động phân hóa. Các mã như
SSI,
HCM hay
FTS tăng giá nhẹ. Trong đó,
SSI tăng 0,7%,
HCM tăng 1,4% còn
FTS tăng 0,8%. Chiều ngược lại, các mã như
VCI,
VND,
SHS,
CTS hay
BSI lại giảm sâu.
VND giảm đến 2,7%,
VCI giảm 4,3%,
CTS giảm 6,4% bất chấp việc HĐQT vừa phê duyệt phương án mua 2 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 1,9% vốn. Mục đích nhằm hỗ trợ giao dịch và gia tăng lợi ích cho các cổ đông.
9h45
Ngay từ đầu phiên giao dịch, đà hồi phục đã xuất hiện khi nhiều cổ phiếu lớn đồng loạt tăng giá và điều này giúp kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu. Tuy nhiên, sự hồi phục này không diễn ra quá lâu, thay vào đó, áp lực bán mạnh ngay lập tức áp đảo và đẩy hàng loạt cổ phiếu trụ cột lao dốc, các chỉ số thị trường vì vậy cũng chìm trong sắc đỏ. Trong đó, nhóm cổ phiếu họ "Vin" bao gồm
VIC,
VHM và
VRE đều đang giảm sâu.
VIC giảm 1,9%,
VHM giảm 2,2%,
VRE giảm 3,2%. Bên cạnh đó, các mã lớn khác như
HDB,
VCB,
MSN,
KDC... cũng đang giao dịch theo chiều hướng tiêu cực.
VN-Index giảm 4,72 điểm (-0,65%) xuống 721,22 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 48 triệu cổ phiếu, trị giá 548 tỷ đồng.
HNX-Index giảm 0,31 điểm (-0,31%) xuống 100,68 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 19,7 triệu cổ phiếu, trị giá 113 tỷ đồng.
Thị trường biến động xấu trong phiên 19/3 do áp lực bán ở nhiều cổ phiếu trụ cột. Tuy nhiên, nhờ lực đỡ một vài cổ phiếu lớn nên các chỉ số thị trường phần nào thu hẹp được đà giảm.
Diễn biến giao dịch của khối ngoại vẫn không có nhiều thay đổi so với phiên trước khi tiếp tục duy trì trạng thái bán ròng. Trên toàn thị trường, khối ngoại mua vào 33,8 triệu cổ phiếu, trị giá 615 tỷ đồng, trong khi bán ra 50,7 triệu cổ phiếu, trị giá 615 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt 16,9 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng 523 tỷ đồng. Trên sàn HoSE, khối ngoại nối dài chuỗi bán ròng lên thành 28 phiên với giá trị tổng cộng 7.200 tỷ đồng.
Theo BVSC, VN-Index dự báo sẽ tiếp tục có biến động rung lắc mạnh tại vùng 710-740 điểm trong phiên cuối tuần. YSVN cho rằng VN-Index có thể hồi phục trở lại vùng giá 730-740 điểm.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
MSCI châu Á - Thái Bình Dương trừ Nhật Bản giảm 4,3% trong phiên chiều 19/3, với tất cả chỉ số lớn trong khu vực đều giảm điểm. Giảm mạnh nhất khu vực là cổ phiếu Hàn Quốc với Kospi giảm 8,4%. Giới đầu tư giữ tâm lý thận trọng khi số ca nhiễm mới trong ngày 18/3 bất ngờ tăng mạnh 152 ca, sau 4 ngày liên tiếp ghi nhận chưa tới 100 ca dương tính.
Dow Jones tăng 188,27 điểm, tương đương 0,95%, lên 20.087,19 điểm. S&P 500 tăng 11,29 điểm, lên 2.409,39 điểm. Nasdaq tăng 160,73 điểm, tương đương 2,3%, lên 7.150,58 điểm.
Dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 179 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 245.000 người bị nhiễm bệnh và hơn 10.000 người đã tử vong. Ngày 19/3, Italia ghi nhận số ca nhiễm tăng kỷ lục hơn 5.300 ca, đưa tổng số ca dương tính với virus nCoV hiện là 41.035 ca, bằng hơn một nửa con số của Trung Quốc. Tuy nhiên, số ca tử vong tại nước này hiện đã vượt Trung Quốc khi tăng 427 ca trong hôm qua lên 3.405. Tỷ lệ tử vong hiện là 8,3%, cao gấp đôi tỷ lệ trung bình toàn cầu là 4,1%, chủ yếu do Italia có dân số già nhất châu Âu.
Bình An
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.