Trong bối cảnh thu nhập lãi thuần bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các hoạt động ngoài lãi, nổi bật là mua bán đầu tư chứng khoán, của các ngân hàng ghi nhận tăng trưởng đột biến hàng chục lần, trăm lần trong quý I.
Đứng đầu về tăng trưởng lãi mua bán chứng khoán đầu tư là
VIB (UPCoM:
VIB) với 51 tỷ đồng, gấp 36 lần cùng kỳ 2019. Giá trị chứng khoán đầu tư của
VIB ở mức 44.087 tỷ đồng vào cuối quý I, tăng 58% so với đầu năm.
Xếp sau
VIB, VietABank ghi nhận tăng trưởng lãi từ đầu tư chứng khoán 34 lần, đạt 16,7 tỷ đồng. Ngân hàng có 13.170 tỷ đồng chứng khoán đầu tư, giảm 2% so với đầu năm nhưng không được công bố chi tiết.
Lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư của ngân hàng. Đơn vị: tỷ đồng, %
Các vị trí tiếp theo thuộc về
ACB tăng 19 lần đạt 348,8 tỷ đồng và VietBank tăng 13 lần đạt gần 159 tỷ đồng lãi từ chứng khoán đầu tư.
ACB đang có 54.187 tỷ đồng giá trị chứng khoán đầu tư, giảm 3% so với đầu năm, với 14.246 tỷ đồng chứng khoán nợ sẵn sàng đề bán và 39.940 tỷ đồng chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn.
SeABank và VPBank (HoSE:
VPB) cũng là 2 ngân hàng tăng trưởng tốt mảng hoạt động trên. SeABank ghi nhận tăng trưởng 251%, đạt 34,7 tỷ đồng, trong khi VPBank đạt 520,7 tỷ đồng, cao hơn 208% so với quý I/2019.
Ở chiều ngược lại, một số nhà băng cũng ghi nhận lãi ở mảng hoạt động này thấp hơn quý I/2019 gồm Sacombank giảm 18%, TPBank giảm 19% và LienVietPostBank lỗ gần 64 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 14 tỷ đồng).
Vì sao tăng?
Trong cơ cấu chứng khoán đầu tư của các ngân hàng, giá trị lớn chủ yếu là chứng khoán nợ bao gồm trái phiếu, tín phiếu, giấy tờ có giá, các công cụ phái sinh có tính an toàn qua, rủi ro thấp. Trong đó, trái phiếu thường là loại hình đầu tư phổ biến nhất. Sản phẩm này có thể được phát hành bởi Chính phủ, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc các tổ chức tín dụng (TCTD) khác với lãi suất cố định và có kỳ hạn. Ngân hàng sẽ hưởng lãi định kỳ và và tất toán khoản đầu tư vào ngày đáo hạn hoặc khi chủ thể phát hành mua lại trái phiếu. Bên cạnh đó, tín phiếu cũng là một trong những loại hình được ngân hàng lựa chọn, do Ngân hàng Nhà nước phát hành, nên gần như không có rủi ro.
Trái phiếu và tín phiếu đều là 2 sản phẩm biến động trong quý I. Đơn cử với tín phiếu, từ tháng 2, Ngân hàng Nhà nước liên tục phát hành tín phiếu trong 6 tuần liên tiếp, đưa giá trị lượng chứng khoán nợ này lưu hành trên thị trường ở mức 147.000 tỷ đồng.
Ngân hàng thương mại là các đối tượng mua và đầu tư sản phẩm này, trong đó có
VIB. Đây có thể là động lực khiến lãi từ chứng khoán đầu tư của
VIB tăng 36 lần. Trong quý I, giá trị chứng khoán đầu tư của
VIB tăng 58% so với đầu năm lên 44.087 tỷ đồng, chủ yếu là chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán. Ngân hàng này đã mua vào gần 14.000 tỷ đồng tín phiếu 3 tháng qua. Bên cạnh đó,
VIB cũng có 18.593 tỷ đồng chứng khoán nợ do các TCTD khác phát hành, cùng trái phiếu Chính phủ và chứng khoán nợ khác.
Ngoài
VIB, VPBank cũng mua hơn 9.038 tỷ đồng tín phiếu của NHNN. Các ngân hàng khác không phân tích chi tiết trong báo cáo tài chính song hơn 147.000 tỷ đồng tín phiếu sẽ nằm trong chứng khoán nợ của nhiều đơn vị.
Mặt khác, trái phiếu của doanh nghiệp và TCTD cũng có thể đóng góp lợi nhuận lớn trong quý I, dù có thể được mua với không ít mục đích.
Giá trị khoản chứng khoán đầu tư của các ngân hàng. Đơn vị: tỷ đồng, %.
VPBank, TPBank... đã tăng đầu tư tại chứng khoán nợ do các TCTD và tổ chức kinh tế phát hành. Cụ thể, giá trị chứng khoán đầu tư của VPBank tăng 28% so với đầu năm, lên 88.120 tỷ đồng. Trong đó, giá trị chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế phát hành gấp 2 lần đầu năm, ở quanh 29.046 tỷ đồng. TPBank cũng nâng giá trị chứng khoán nợ đầu tư do các tổ chức kinh tế và TCTD lần lượt 97% và 11% so với đầu năm, lần lượt ở mức 17.123 tỷ đồng và 9.425 tỷ đồng.
Bên cạnh khoản lãi định kỳ hàng năm các trái chủ nhận được, khi nhà phát hành mua lại trái phiếu trước hạn, trái chủ có thể nhận được khoản lãi tất toán. Ở quý đầu tiên, nhiều ngân hàng như VPBank, BIDV, MSB… cùng một số doanh nghiệp bất động sản như Đất Xanh, Phát Đạt, Novaland… đã mua lại trái phiếu trước hạn.
Bên cạnh đó, trái phiếu Chính phủ và chính quyền địa phương với lãi suất cố định cũng đóng góp vào thu nhập từ chứng khoán đầu tư. Nhiều nhà băng đã tăng đầu tư vào loại hình này trong quý I, đơn cử như VietBank tăng 54% giá trị chứng khoán Chính phủ, chính quyền địa phương lên hơn 5.457 tỷ đồng. TPBank cũng mua gần 5.400 tỷ đồng chứng khoán Chính phủ trong quý I, tương đương tăng 96% lên hơn 11.006 tỷ đồng.