• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.240,39 -0,02/0,00%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 10:05:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.240,39   -0,02/0,00%  |   HNX-INDEX   224,40   -0,22/-0,10%  |   UPCOM-INDEX   92,38   -0,06/-0,07%  |   VN30   1.298,25   +0,44/+0,03%  |   HNX30   476,75   -1,05/-0,22%
05 Tháng Mười Hai 2024 10:07:18 SA - Mở cửa
10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm Penny bứt phá
Nguồn tin: Người đồng hành | 17/05/2020 1:48:16 CH
Tuần giao dịch 11-15/5, thị trường chứng khoán trong nước xuất hiện nhịp điều chỉnh ở những phiên cuối tuần. Nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn quay đầu giảm giá, trong đó, BVH, BID, MSN, PNJ, PLX, CTG… đều mất trên 2%. Ở chiều ngược lại, dòng tiền vẫn tiếp tục hướng đến các cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ. Có thể kể đến một số cổ phiếu như DIC, TEG, FDC, LMH… đều tăng trần trong phiên cuối tuần.
 
Theo đó, VN-Index đóng cửa tuần ở mức 827,03 điểm, tăng 13,3 điểm (1,63%) so với tuần trước. HNX-Index giảm 1 điểm (-0,91%) xuống 109,02 điểm. Thanh khoản thị trường tuần qua được cải thiện đáng kể với gần 7.200 tỷ đồng/phiên, tăng 26% so với tuần trước. Một phần nhờ vào việc khối ngoại giao dịch thoả thuận MSN, CCQ VFMVN Diamond với hơn 2.335 tỷ đồng và 454 tỷ đồng.
 
Trong danh sách những cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần qua trên cả 3 sàn, phần lớn là các cổ phiếu vốn hoá nhỏ và có tính đầu cơ cao (penny). Đối với HoSE, TS4 của Thuỷ sản số 4 (HoSE: TS4) đứng đầu với gần 30% và đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần ở mức 3.240 đồng/cp. Công ty mới công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 với tổng doanh thu dự kiến đạt 180 tỷ đồng, giảm 10% so với thực hiện năm 2019; lợi nhuận trước thuế là 1,5 tỷ đồng so với mức lỗ 9,36 tỷ đồng của năm trước.
 
Một cổ phiếu thủy sản khác là CMX của Camimex Group (HoSE: CMX) tăng 19,1%. Gần đây, ban lãnh đạo của công ty liên tục mua vào bán ra, trong đó, ông Nguyễn Trọng Hà - Kế toán trưởng và ông Đặng Ngọc Sơn - Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc lần lượt đăng ký bán toàn bộ 11,54% (3 triệu cổ phiếu) và 11,29% cổ phần (gần 3 triệu cổ phiếu) dù mới trở thành cổ đông lớn 2 tháng trước. Cổ phiếu CMX tăng mạnh từ tháng 4 từ mức 10.500 đồng/cp lên mức 16.850 đồng/cp.
 
FDC của Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP HCM (Fideco, HoSE: FDC) tăng 24% sau khi HĐQT của Fideco thông qua phương án mua lại tối đa gần 4 triệu cổ phiếu FDC làm cổ phiếu quỹ, tương ứng 10% vốn điều lệ. Giao dịch dự kiến thực hiện trong tháng 5 và tháng 6. 
 
Bên cạnh đó, trong danh sách còn có sự góp mặt của TEG của Bất động sản và Xây dựng Trường Thành (HoSE: TEG), TPB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (HoSE: TPB) và VCI của Chứng khoán Bản Việt (HoSE: VCI) với mức tăng lần lượt là 25,2%, 20,7% và 17,3%.
 
 
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE.
 
Trên HNX, KMT của Kim khí miền Trung (HNX: KMT) tăng trần 4 trên 5 phiên tuần này, lên mức 6.900 đồng/cp nhưng khối lượng khớp lệnh trung bình chỉ đạt khoảng 500 cổ phiếu/phiên. Đứng ngay sau là DST của Đầu tư Sao Thăng Long (HNX: DST) với 33,3% sau khi công ty công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2020. Theo đó, công ty dự kiến doanh thu đạt 120 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với thực hiện năm 2019; lợi nhuận sau thuế đạt 6,5 tỷ đồng so với mức lỗ 6,5 tỷ đồng của năm trước.
 
TKC của Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ (HNX: TKC) tăng gần 30%, từ mức 2.700 đồng/cp lên 3.500 đồng/cp sau khi Chủ tịch HĐQT Trần Văn Sỹ đã mua 489.865 cổ phiếu, nâng lượng nắm giữ lên 1,8 triệu cổ phiếu, tương đương 16,35% vốn.
 
 
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HNX.
 
Đối với UPCoM, AGX của Thực phẩm Nông sản Xuất khẩu Sài Gòn (UPCoM: AGX) tăng mạnh nhất với 99,3%. Mức tăng của AGX có thể mạnh như vậy bởi biên độ ngày 11/5 là 40% do trước đó cổ phiếu này không xuất hiện giao dịch trong 25 phiên liên tiếp. Lần gần nhất AGX xuất hiện giao dịch là ngày 16/3. Tương tự, NAW của Cấp nước Nghệ An (UPCoM: NAW) tăng 80,5% với 3 phiên tăng trần, mức thanh khoản chỉ đạt 100 cổ phiếu/phiên.
 
SSN của Xuất nhập khẩu Thủy sản Sài Gòn (UPCoM: SSN) tăng trần 4 phiên liên tiếp từ mức 3.131 đồng/cp lên 5.749 đồng/cp. Quý I, công ty ghi nhận doanh thu đạt 4,3 tỷ đồng, tăng 35,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế giảm 21,2%, đạt 260 triệu đồng.
 
 
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCoM.
 
Ở chiều ngược lại, TCO của Vận tải Đa phương thức Duyên Hải (HoSE: TCO) giảm mạnh nhất HoSE với 24,4%, khối lượng khớp lệnh trung bình chỉ đạt 100 đơn vị/phiên. Cổ phiếu này có biến động khá mạnh khi thường xuyên nằm trong danh sách những cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần (2 tuần của tháng 4).
 
LM8 của Lilama 18 (HoSE: L18) giảm 15,4% trong bối cảnh ban lãnh đạo công ty gồm ông Ngô Quang Định – Tổng giám đốc, ông Đinh Đức Trọng – Phó Tổng giám đốc và ông Phạm Mạnh Đức – Kế toán trường liên tục đăng ký mua vào từ đầu tháng 5 đến nay.
 
 
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HoSE.
 
Tại HNX, DL1 của Đầu tư Phát triển Dịch vụ Công trình Công cộng Đức Long Gia Lai (HNX: DL1) có tuần thứ 2 liên tiếp đứng đầu danh sách giảm mạnh nhất HNX. Tính rộng ra, DL1 đã có 10 trên 12 phiên giảm sàn kể từ ngày 28/4. 
 
Tiếp theo là VE4 của Xây dựng điện VNECO4 (HNX: VE4) mất 27,2% dù trước đó, công ty đặt kế hoạch kinh doanh năm 2020 với tổng doanh thu dự kiến đạt 51,4 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với thực hiện năm 2019 và lợi nhuận sau thuế tăng từ 525 triệu đồng lên 1,65 tỷ đồng.
 
Một cổ phiếu khác là MEC của Cơ khí - Lắp máy Sông Đà (HNX: MEC) tiếp tục nằm trong danh sách giảm mạnh nhất với 16,7%. Toàn bộ hơn 8,3 triệu cổ phiếu MEC sẽ bị hủy niêm yết trên HNX từ 26/5. Phiên giao dịch cuối cùng trên HNX vào 25/5. Nguyên nhân do công ty có tổng số lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp tại BCTC kiểm toán năm 2019.
 
Kết quả kinh doanh, năm 2019 MEC ghi nhận lỗ hơn 46 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế đến cuối năm là 99 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ thực góp gần 83,54 tỷ đồng. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp công ty báo lỗ.
 
 
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX.
 
Đối với UPCoM, PBT của Nhà và Thương mại Dầu khí (UPCoM: PBT) mất gần 49% hay NTT của Dệt - May Nha Trang (UPCoM: NTT), TCK của Tổng công ty cơ khí xây dựng (UPCoM: TCK) giảm lần lượt 45,6% và 39,1%. Các cổ phiếu này đều có một phiên giảm mạnh với biên độ 40% sau khi có 25 phiên liên tiếp không xuất hiện giao dịch.
 
 
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức