• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
19 Tháng Mười 2024 3:29:32 CH - Mở cửa
NKG: CEO - Kế hoạch lợi nhuận 200 tỷ là con số thách thức
Nguồn tin: Người đồng hành | 18/06/2020 1:04:23 CH
Báo cáo tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2020, ông Võ Hoàng Vũ, Tổng giám đốc Công ty Thép Nam Kim (HoSE: NKG) cho biết đầu năm dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới tác động lớn đến ngành thép trong và ngoài nước, đặc biệt là sản phẩm tôn mạ. Sức cầu dân dụng cũng như đầu tư chưa thể phục hồi trong vài quý tới. Mặc dù việc thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) dự báo tốt, khi đó sản phẩm tôn mạ được xem có hưởng lợi nhưng đó là về dài hạn, trong ngắn hạn vẫn chưa thể hưởng lợi.
 
Trong khi đó, xuất khẩu dự đoán giảm, đặc biệt là quý II khi các quốc gia đóng cửa trong tháng 4 và tháng 5 để ngăn ngừa dịch bệnh, tháng 6 có phục hồi. Ngoài ra, thị trường thép bị ảnh hưởng bởi nguồn cung lớn từ Trung Quốc, thêm vào đó nguồn cung đến từ Ấn Độ cũng rất lớn, áp lực cạnh tranh lớn trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đầu tư vào tôn mạ.
 
Từ những cơ sở trên, ban điều hành đề ra kế hoạch 2020 gồm sản lượng tiêu thụ 700.000 tấn, tăng 36%; doanh thu 12.000 tỷ và lợi nhuận sau thuế 200 tỷ, gấp hơn 4 lần thực hiện 2019. Cổ tức tối đa bằng tiền hoặc cổ phiếu tỷ lệ 10%.
 
Ông Vũ chia sẻ thêm khi tiến gần về cuối năm 2019, ban lãnh đạo đánh giá tình hình lạc quan và dự phóng con số lợi nhuận lớn hơn nhưng qua kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên có điều chỉnh con số kế hoạch. Trong dự phóng lần 2 để trình cổ đông, ban điều hành giữ nguyên kế hoạch 200 tỷ đồng - là con số thách thức nhưng cố gắng thực hiện.
 
Doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh quảng bá, tăng tần suất hiện diện của thương hiệu tôn Nam Kim tại các điểm bán lẻ; đa dạng hóa kênh xuất khẩu hạn chế tập trung vào một số thị trường; chú trọng công tác phân tích quản trị rủi ro và đưa ra chính sách bán hàng tùy thời điểm, tiết giảm chi phí; chuyển đổi quản trị qua hệ thống SAP-ERP, đang gấp rút thực hiện để tháng 7 có thể triển khai.
 
Không chia cổ tức 2019
 
Năm 2019, công ty ghi nhận doanh thu thuần 12.178 tỷ đồng, giảm 18,2%; lãi ròng 47,3 tỷ đồng, giảm 17,4% so với năm trước. Do không đạt kế hoạch, thực hiện 16% chỉ tiêu lợi nhuận, nên HĐQT trình không chia cổ tức năm 2019.
 
Nguyên nhân Nam Kim không hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận năm qua là giá quặng sắt tăng do sự kiện vỡ đập vào tháng 1/2019 tại mỏ khai thác của Tập đoàn Vale SA – một trong những tập đoàn khai thác quặng sắt lớn nhất thế giới. Trong khi giá sản phẩm giảm do hiện tượng dư thừa nguồn cung tại Trung Quốc, Ấn Độ khi Mỹ thực hiện bảo hộ thương mại ngành thép trong nước.
 
Tuy nhiên, trong quý II/2019, Nam Kim thanh lý nhà máy Nam Kim 1 tại Bình Dương, chuyển nhượng vốn góp từ dự án Nam Kim Corea trong quý II/2019. Việc thanh lý tài sản giúp Nam Kim thu về 350 tỷ đồng để trả nợ ngân hàng, cơ cấu nguồn vốn giúp giảm chi phí tài chính và cải thiện lợi nhuận lũy kế cả năm.
 
Hoạt động xuất khẩu chiếm hơn 40% tỷ trọng doanh thu và 50% tỷ trọng sản lượng của Nam Kim. Thị trường xuất khẩu lớn nhất là khu vực ASEAN, chủ yếu Indonesia; thị trường Mỹ chỉ chiếm 5% tổng sản lượng tiêu thụ. Nam Kim sử dụng phần lớn nguồn nguyên liệu thép cán nóng (HRC) để sản xuất từ Gam thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh và Nippon Steel Trading Việt Nam nên đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ để xuất khẩu sang Mỹ.
 
Doanh nghiệp tiếp tục triển khai xây dựng thêm nhà máy tại Chu Lai – Quảng Nam chuyên sản xuất ống thép mạ kẽm, vốn đầu tư 150 tỷ đồng, diện tích 3,9 ha để thuận tiện cho kênh phân phối sản phẩm đến khắp các tỉnh miền Trung và Bắc. Nhà máy dự kiến đi vào hoạt động sản xuất chính thức vào quý III.
 
Đại hội cũng tiến hành bầu HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2020-2025. HĐQT nhiệm kỳ mới gồm 6 thành viên, 2 thành viên mới gồm ông Nguyễn Hữu Kinh Luân và ông Võ Thời.
 
Trong Ban kiểm soát, thành viên mới là bà Nguyễn Thị Bích Nhi, thay thế ông Vũ Đình Hân.
 
Thảo luận:
 
Tình hình ngành thép dự thừa nguồn cung, cạnh tranh cao, Hòa Phát cũng tham gia vào thị trường tôn mạ, ban lãnh đạo có chiến lược ứng phó ra sao?
 
Hòa Phát là doanh nghiệp đầu ngành, mảng chính là thép xây dựng và lấn sân mảng tôn mạ. Tuy nhiên, các năm gần đây Nam Kim cũng đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh khác, đã khẳng định được thương hiệu, chất lượng sản phẩm tại thị trường miền Nam nên ban lãnh đạo không lo lắng. Vấn đề trước mắt cần đối mặt là dịch bệnh.
 
Công ty có thay đổi chính sách mua hàng tồn kho không?
 
Chính sách tồn kho của Nam Kim hiện nay là thận trọng, theo sát diễn biến thị trường điều chỉnh nhịp mua hàng.
 
Xin cho biết tiến độ nhà máy Chu Lai? Ý nghĩa của nhà máy này?
 
Nhà máy Chu Lai đã được cấp giấy phép xây dựng, dự kiến tháng 8 khởi công và hoàn thành trong quý cuối năm. Nam Kim muốn tiếp cận với nhiều khách hàng hơn nên đã lập kho và nhà máy ống thép tại miền Trung. Đây là giải pháp tăng đầu ra, tạo kho phân phối tiếp cận thị trường.
 
Việc doanh nghiệp đưa hàng ra miền Nam hay miền Bắc tiêu thụ là bình thường, thị trường luôn có nhu cầu đối với từng loại sản phẩm, chính sách bán hàng khác nhau.
 
Ban lãnh đạo chia sẻ rõ hơn về ảnh hưởng Covid-19 đến sản lượng quý II?
 
Tháng 4 và 5, xuất khẩu bị ảnh hưởng rất lớn, tháng 6 đẩy xuất khẩu lại, tình hình nhận đơn hàng cho tháng 6 và 7 là tốt trở lại. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ nội địa ổn định và có tăng nhẹ. Tổng sản lượng quý II so với bình thường dự đoán giảm khoảng 15%.
 
Năm nào Nam Kim có thể trả cổ tức?
 
Năm 2019 tình hình khó khăn nên không trả cổ tức, năm 2020 HĐQT trình chia tỷ lệ 10%. Hình thức trả thì bản thân các thành viên HĐQT sở hữu cổ phiếu ở đây đều muốn nhận tiền mặt nhưng cũng tùy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
 
Nam Kim có chiến lược tăng quy mô, vào tốp các doanh nghiệp thép hay không?
 
Trong giai đoạn hiện nay 2020-2021, Nam Kim tập trung vào hướng nội, tức là công tác quản trị điều hành.
 
Xin chia sẻ về dòng tiền của công ty? Khả năng chịu đừng nếu dịch bệnh kéo dài?
 
Trong quý I, dòng tiền doanh nghiệp bị âm do trả nợ, hàng tồn kho tăng cao phòng ngừa giá nguyên liệu biến động, đẩy mạnh bán hàng khiến tăng dư nợ cho khách hàng. Vào thời điểm cuối năm 2019, dòng tiền dương 1.000 tỷ mà chưa phải trả nợ đối tác nên Nam Kim đầu tư tài chính ngắn hạn qua trái phiếu hay gửi ngắn hạn. Qua quý I, Nam Kim rút các khoản đầu tư ngắn hạn về trả nợ cả ngân hàng lẫn nhà cung cấp, giảm 700 tỷ nợ ngắn hạn.
 
Về khả năng chịu đừng thì ở góc độ quản lý, doanh nghiệp chưa cần bàn bạc cơ cấu nợ với ngân hàng.
 
Tổng công suất của công ty bao nhiêu?
 
Tính đến cuối năm 2019, Nam Kim có 4 nhà máy sản xuất các sản phẩm tôn mạ, ống thép với công suất khoảng 1,2-1,3 triệu tấn/năm.
 
Hợp tác với SMC ở mảng nào?
 
Ban lãnh đạo SMC và Nam Kim có quan hệ cá nhân lẫn nhau, SMC tham gia góp vốn vào Nam Kim. Trong hoạt động, SMC là một đối tác mua hàng tương tự như các khách hàng khác.
 
SMC đã niêm yết nên đầu tư vào Nam Kim phải công khai trên các báo cáo. Còn bản thân ông Vũ là đầu tư cá nhân.
 
 
Đại hội kết thúc với việc cổ đông thông qua tất cả tờ trình.