Ngay đầu quý III, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thông báo bán vốn tại hàng loạt doanh nghiệp. Cụ thể, SCIC thông bán bán đấu giá hơn 46 triệu cổ phiếu, tương đương 2,42% vốn Công ty
FPT (HoSE:
FPT). Phiên đấu giá dự kiến diễn ra vào 7/8.
Trước đó, tổng công ty thông báo thoái 132.200 cổ phần, chiếm 8,96% vốn Công ty Xuất khẩu Thủy sản Khánh Hòa (UPCoM:
KSE) và hơn 482.856 triệu cổ phiếu, tương đương 2,54% vốn điều lệ CTCP Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn (HoSE:
SMA). Phiên đấu giá cùng diễn ra vào ngày 22/7.
Với
FPT, SCIC bán đấu giá theo hình thức cả lô, tức mỗi nhà đầu tư tham gia phải đăng ký mua toàn bộ số cổ phần chào bán. Do
FPT đã hết room nước ngoài nên nhà đầu tư nước ngoài không thể tham gia đợt đấu giá. Với giá khởi điểm 49.400 đồng/cp, SCIC dự thu về tối thiểu 2.272 tỷ đồng. Cổ phiếu
FPT trong vòng 1 tháng qua giao dịch quanh vùng giá 45.500 đồng/cp đến 49.000 đồng/cp, không chênh lệch nhiều so với giá khởi điểm SCIC đưa ra.
Tương tự, SCIC bán cổ phiếu Thủy sản Khánh Hòa với giá khởi điểm 32.200 đồng/cp, cao hơn thị giá 30.900 đồng/cp. Cổ phiếu
KSE gần như không có thanh khoản và đi ngang tại vùng giá này đã lâu.
Xuất khẩu Thủy sản Khánh Hòa hoạt động trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản; sản xuất giống thủy sản…, vốn điều lệ 14,76 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tương đối ổn định trong 2 năm qua với doanh thu trên 80 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế trên 6 tỷ đồng. Trong 3 năm gần đây (2017-2019), doanh nghiệp tăng dần tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền từ 10% lên 14% và lên 20%.
Đơn vị: tỷ đồng
Linh hoạt hơn so với phiên bán vốn
FPT, SCIC tiến hành bán vốn Thủy sản Khánh Hòa theo lô tối thiểu 200 cổ phần và không hạn chế người nước ngoài tham gia.
Đối với Công ty Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn, SCIC cũng bán đấu giá trọn lô với giá khởi điểm 16.700 đồng/cp, cao hơn 78% giá cổ phiếu
SMA phiên 15/7 (9.390 đồng/cp).
Cùng với SCIC, cổ đông lớn khác sở hữu 24,43% vốn
SMA là Công ty Đầu tư VSD cũng đăng ký bán hết lượng cổ phiếu đang nắm giữ. Thời gian thực hiện giao dịch từ 16/7 đến 14/8. Trước đó, cổ đông lớn Hà Sỹ Dinh cũng đã bán 965.047 cổ phiếu, tương đương 5,07% vốn. Đối tượng đăng ký mua vào có Thành viên HĐQT Trần Đức Phú, mua 1 triệu đơn vị.
SMA hoạt động trong lĩnh vực thương mại tổng hợp và sản xuất điện, vốn điều lệ 190,2 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây giảm dần lợi nhuận từ 39 tỷ đồng xuống 14,5 tỷ đồng.
Đơn vị: tỷ đồng
Trong quý III, SCIC có thương vụ bán vốn ngàn tỷ kỳ vọng sẽ thành công là Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex, UPCoM:
VOC). Bà Trần Thị Hồng Lĩnh – Thành viên HĐQT Vocarimex đã tiết lộ thông tin này tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên Vocarimex.
SCIC dự kiến bán 36% vốn Vocarimex, tương đương 44,2 triệu cổ phiếu. Thông tin chi tiết chưa được công bố nhưng năm trước SCIC từng muốn bán Vocarimex với giá 22.300 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị bán hơn 980 tỷ đồng.
Tập đoàn Kido, cổ đông lớn nắm 51% vốn Vocarimex, đánh tiếng sẽ mua phần vốn doanh nghiệp này từ SCIC với mức giá hợp lý. Kido đang muốn hợp nhất các đơn vị thành viên gồm Kido Foods, Dầu Tường An và cả Vocarimex. Trong đó, Vocarimex đang nắm 26,55% vốn Dầu Tường An nên Kido phải có phương án giải quyết vấn đề liên quan vốn nhà nước trước khi thực hiện hợp nhất.
Thoái vốn nửa đầu năm thiếu vắng thương vụ ngàn tỷ
Trong năm 2020, SCIC lên kế hoạch doanh thu 6.916 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 4.839 tỷ đồng; lần lượt giảm 1,4% và tăng 11,2% so với thực hiện năm 2019.
Danh sách thoái vốn theo kế hoạch năm 2020 gồm 85 đơn vị. Trong đó có các đơn vị nổi bật như Xuất nhập khẩu Sa Giang, Bảo Minh, Nhựa Thiếu niên Tiền Phong,
FPT, Bảo Việt, Nhiệt điện Quảng Ninh, Nhiệt điện Hải Phòng, Tổng công ty Ligogi, Traphaco…
Trong nửa đầu năm, việc thực hiện thoái vốn của SCIC không thực sự khởi sắc, thiếu vắng các thương vụ ngàn tỷ. Nhiều phiên đấu giá không thể diễn ra do không có nhà đầu tư tham gia như phiên đấu giá bán trọn lô 9% vốn Nhiệt điện Hải Phòng, 6% vốn Công ty Dược Khoa, 45,72% vốn Công ty Đầu tư Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Hóa…
Phiên thoái vốn đáng chú ý nhất của SCIC là bán 17,56 triệu cổ phiếu Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5 (Cienco5) thu về 342 tỷ đồng. Ngoài ra, phiên bán vốn Tổng công ty tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam cũng giúp SCIC thu về 185,6 tỷ đồng. Mức giá trúng bình quân 86.100 đồng/cp, gấp 3,2 lần giá khởi điểm.
Vào đầu tháng 7, SCIC đã bán thành công lô gần 5 triệu cổ phần, chiếm 97,42% vốn Công ty Chăn nuôi Tiền Giang. Giá đấu thành công 20.600 đồng/cp, gấp đôi giá khởi điểm. Tổng số tiền thu về là 102 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Chí Thành, Tổng giám đốc SCIC đã chia sẻ trên báo Đầu tư rằng đại dịch Covid-19 tác động đến toàn bộ hoàn động của nền kinh tế, SCIC cũng bị ảnh hưởng. Trong nửa đầu năm, tổng công ty đã bán được khoảng 700 tỷ đồng vốn nhà nước, đạt 54% kế hoạch.