• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.259,63 +17,10/+1,38%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.259,63   +17,10/+1,38%  |   HNX-INDEX   222,67   +2,00/+0,90%  |   UPCOM-INDEX   93,88   +0,80/+0,86%  |   VN30   1.332,54   +22,82/+1,74%  |   HNX30   464,29   +5,28/+1,15%
23 Tháng Giêng 2025 4:37:07 CH - Mở cửa
Xuất nhập khẩu, bán lẻ, dệt may được kỳ vọng thúc đẩy tín dụng nửa cuối năm
Nguồn tin: Người đồng hành | 24/08/2020 3:34:29 CH
Theo kết quả điều tra các tổ chức tín dụng (TCTD) của của Vụ Dự báo Thống kê (Ngân hàng Nhà nước), trong 6 tháng cuối năm 2020, 49% TCTD kỳ vọng xuất nhập khẩu sẽ là động lực trưởng tín dụng của hệ thống, tiếp đến là bán buôn, bán lẻ (47%), dệt may (41%) và xây dựng (40%). 
 
Nửa đầu năm, các ngành nghề được cho là động lực tăng trưởng tín dụng của hệ thống trong là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, xuất, nhập khẩu, xây dựng và dệt may. 
 
Đánh giá tổng thể trong cả năm, bán buôn, bán lẻ vẫn là lĩnh vực được nhiều TCTD dự báo là động lực tăng trưởng tín dụng nhất (46,9%), tiếp đến là xây dựng (43,9%), xuất nhập khẩu (41,8%) và dệt may (40,8%). 4 lĩnh vực này được phần lớn các TCTD dự báo là động lực tăng trưởng tín dụng trong cả năm 2021, trong đó xuất nhập khẩu được nhiều TCTD lựa chọn nhất. 

Đánh giá các lĩnh vực thúc đẩy tín dụng trong nửa cuối năm. Đơn vị: % các TCTD lựa chọn.
 
Các TCTD vẫn đánh giá nhu cầu tín dụng tăng trong 6 tháng đầu năm nay song đã điều chỉnh mạnh từ mức 91% TCTD kỳ vọng tăng ghi nhận tại kỳ điều tra tháng 12/2019 xuống còn 64%. 
 
Các ngân hàng điều chỉnh kỳ vọng với nhu cầu vay đầu tư công nghiệp hỗ trợ, xuất nhập khẩu, mua nhà để ở, đầu tư và kinh doanh du lịch. Nguyên nhân chủ yếu là diễn biến tăng trưởng kinh tế, sự thay đổi nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, cơ hội đầu tư xuất nhập khẩu, thị trường bất động sản chịu tác động bất lợi của dịch Covid-19.
 
Kết quả điều tra cho thấy các TCTD kỳ vọng sự cải thiện đáng kể nhu cầu tín dụng của khách hàng trong 6 tháng cuối năm 2020 trên cơ sở dự báo về phục hồi tăng trưởng kinh tế, cơ hội, nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu góp phần thúc đẩy nhu cầu tín dụng của các nhóm khách hàng.
 
Theo đánh giá của các TCTD, mức độ rủi ro tín dụng của các khoản vay trong 6 tháng cuối năm 2020 tăng ít hơn so với 6 tháng đầu năm 2020. Tính chung cả năm 2020, các TCTD nhận định mặt bằng rủi ro tín dụng tăng lên so với năm 2019. 
 
Các TCTD cho biết đã cắt giảm lãi suất biên và các phí phi lãi suất trong 6 tháng đầu năm 2020 để hỗ trợ, tăng khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng. Các điều kiện và điều khoản vay vốn được dự kiến nới lỏng hơn với các khoản vay cho sản xuất, kinh doanh và vay qua thẻ tín dụng trong 6 tháng cuối năm 2020.
 
Tuy nhiên, các TCTD thắt chặt hơn các yêu cầu về tài sản đảm bảo và xếp hạng tín nhiệm của khách hàng nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng do rủi ro tín dụng, đặc biệt thắt chặt hơn điều kiện và điều khoản vay vốn đối với các khoản vay đầu tư kinh doanh bất động sản, chứng khoán và vay tiêu dùng.
 
6 tháng đầu năm 2020, các TCTD đã đáp ứng nhu cầu vay vốn tổng thể của khách hàng ở mức độ cao hơn so với 6 tháng cuối năm 2019, với 88,7% TCTD cho biết đã đáp ứng từ 75-100% nhu cầu vay vốn, cao hơn tỷ lệ 84,3% của 6 tháng cuối năm 2019. Chỉ có 11,3% TCTD cho biết đáp ứng dưới 75% nhu cầu tín dụng của khách hàng trong 6 tháng đầu năm 2020, nguyên nhân chính là do sự thay đổi khẩu vị rủi ro của đơn vị và diễn biến kinh tế.