• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
21 Tháng Mười 2024 4:47:45 SA - Mở cửa
Petrovietnam lãi 17.500 tỷ dù 2020 là năm 'khó khăn nhất trong lịch sử'
Nguồn tin: VietNam Finance | 12/01/2021 8:36:09 SA
Tổng doanh thu Petrovietnam năm 2020 đạt 566.000 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 17.500 tỷ đồng
 
Ngày 11/1/2021, tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự hội nghị.
 
Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng cho biết năm 2020 qua đi để lại cho thế giới những hệ quả mà cần rất nhiều năm sau mới có thể khắc phục được. Thiên tai, dịch bệnh, thảm hỏa, xung đột bao trùm nhiều nơi và biến 2020 trở thành một năm không thể nào quên trong những trang sử thế giới. Đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn cuộc sống và khiến nền kinh tế toàn cầu chao đảo.
 
Ông Hùng cho hay đối với Petrovietnam, có thể khẳng định năm 2020 là năm khó khăn nhất trong lịch sử 45 năm thành lập. Tập đoàn vừa phải tập trung ứng phó với dịch bệnh, vừa phải ứng phó với suy giảm giá dầu thô chưa từng có trong lịch sử giao dịch dầu khí. Cùng với đó, một số cơ chế tháo gỡ khó khăn cho tập đoàn vẫn đang trong quá trình xem xét từ các cơ quan có thẩm quyền…
 
Tuy nhiên, kết thúc năm 2020, Petrovietnam đã hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra, đã về đích trước nhiều chỉ tiêu quan trọng của năm.
 
Cụ thể, tập đoàn đã hoàn thành kế hoạch cả năm gia tăng trữ lượng dầu khí trước 6 tháng, năm 2020 đạt 15,0 triệu tấn quy dầu (kế hoạch năm là 10-15 triệu tấn quy dầu). Có 2 phát hiện dầu khí mới là Kèn Bầu và Sói Vàng, mở ra cơ hội thu hút đầu tư trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí. Hoàn thành đầu tư đưa 2 công trình dầu khí mới vào khai thác (giàn BK-21 và giàn CPP Sao Vàng).
 
Sản lượng khai thác dầu hoàn thành kế hoạch cả năm trước 26 ngày, đạt 11,47 triệu tấn, vượt 8,0% kế hoạch năm. Sản lượng khai thác khí đạt 9,16 tỷ m3.
 
Sản xuất đạm hoàn thành kế hoạch cả năm trước 1 tháng 17 ngày, đạt 1,80 triệu tấn, vượt 15,0% kế hoạch năm; sản xuất xăng dầu toàn tập đoàn đạt 11,87 triệu tấn, vượt 0,5% kế hoạch năm; sản xuất điện đạt 19,17 tỷ kWh.
 
Với giá dầu thô trung bình năm 2020 đạt 43,8 USD/thùng, bằng 73% so với mức giá kế hoạch năm Quốc hội thông qua (60 USD/thùng), giảm 23,7 USD/thùng (giảm 35,1%) so với giá dầu trung bình năm 2019 (67,5 USD/thùng), các chỉ tiêu tài chính của tập đoàn vẫn đạt kết quả tích cực hơn so với mức độ suy giảm giá dầu; trong khi hoạt động của nhiều tập đoàn, công ty dầu khí trên thế giới thua lỗ lớn tới hàng chục tỷ USD, thậm chí phá sản, thì Petrovietnam là một trong số ít các công ty dầu khí có lợi nhuận khả quan.
 
Cụ thể, tổng doanh thu toàn tập đoàn năm 2020 đạt 566.000 tỷ đồng; nộp ngân sách Nhà nước toàn tập đoàn đạt 83.000 tỷ đồng, đạt trên 100% kế hoạch năm; tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 17.500 tỷ đồng.

 
Lãnh đạo Petrovietnam báo cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
 
Bước sang năm 2021, trên cơ sở dự báo kinh tế thế giới, trong nước còn nhiều khó khăn, hoạt động dầu khí có nhiều biến động khó lường, phía Petrovietnam cho biết đã hoàn thành xây dựng kế hoạch tổng thể của tập đoàn năm 2021 trình Chính phủ, Bộ Công Thương, Ủy ban, các Bộ/ngành.
 
Petrovietnam xác định phương châm chỉ đạo trong năm 2021 là: “Quản trị biến động - Tối đa giá trị - Mở rộng thị trường - Tận dụng cơ hội - Liên kết đầu tư - Phục hồi tăng trưởng”, tập trung thực hiện 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó tiếp tập trung đổi mới phương thức quản trị, quản lý doanh nghiệp từ Công ty mẹ - Tập đoàn đến từng đơn vị thành viên; bám sát diễn biến thị trường, thường xuyên cập nhật, đưa ra mục tiêu, giải pháp cho từng lĩnh vực, phù hợp với diễn biến giá dầu, cung cầu dầu thô, khí đốt, sản phẩm lọc dầu, hóa dầu trong từng thời điểm;
 
Cùng với đó, tiếp tục rà soát chi phí để tối ưu, tiết giảm chi phí vận hành, cân đối sản lượng giữa các mỏ sẵn sàng ứng phó với kịch bản giá dầu thấp hơn dự kiến; đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu đầu tư và hoạt động SXKD của tập đoàn; xây dựng và tập trung thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm Nhà nước về dầu khí, các dự án trọng điểm của Tập đoàn, như: Chuỗi dự án Lô B, Cá Voi Xanh, LNG Thị Vải, LGP Sơn Mỹ, Dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, các dự án nhiệt điện: Sông Hậu 1, Thái Bình 2…, bám sát cơ quan có thẩm quyền để sớm có chủ trương, giải pháp cụ thể triển khai dự án nhiệt điện Long Phú 1.
 
Thêm vào đó, hoàn thành xây dựng tiêu chí đầu tư cho các lĩnh vực của toàn tập đoàn, quản trị danh mục đầu tư của tập đoàn theo từng lĩnh vực hoạt động; phân bổ, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng; tổ chức triển khai thực hiện đề án tái cấu trúc toàn diện Petrovietnam giai đoạn 2021-2025 ngay sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt.
 
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương Petrovietnam về những kết quả vượt bậc vừa qua, thể hiện ý chí, khát vọng phát triển, tinh thần đoàn kết của “những người đi tìm lửa” càng được khẳng định, nay được thể hiện ở tầm cao mới.
 
Ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của Petrovietnam, nhất là về thể chế, chính sách, Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương chủ trì phối hợp các Bộ, ngành, xây dựng trình Quốc hội ban hành Luật Dầu khí sửa đổi trong năm 2021, mở ra không gian mới cho ngành Dầu khí. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sớm hoàn thành, trình Chính phủ ban hành cơ chế tài chính cho tập đoàn.