15h00
Diễn biến giao dịch trong phiên chiều vẫn đi theo chiều hướng giằng co rung lắc với sự phân hóa ở nhóm cổ phiếu trụ cột. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 2,57 điểm (0,22%) lên 1.166,78 điểm. Toàn sàn có 211 mã tăng, 233 mã giảm và 57 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,15 điểm (-0,06%) xuống 240,12 điểm. Toàn sàn có 87 mã tăng, 122 mã giảm và 51 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,14 điểm (0,18%) lên 77,6 điểm.
Thanh khoản thị trường vẫn ở mức cao với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt 18.928 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận chiếm 1.575 tỷ đồng.
11h30
Về cuối phiên giao dịch, áp lực rung lắc mạnh tiếp tục diễn ra, các cổ phiếu như
SHB, PVD, BID,
TPB, VNM, MBB... đều chìm trong sắc đỏ, trong đó,
SHB giảm sâu 2,2% xuống 17.400 đồng/cp, cùng với đó, THD cũng giảm trở lại 2,1% xuống 165.600 đồng/cp và là 2 nhân tố chính khiến HNX-Index lùi xuống dưới mốc tham chiếu.
Bên cạnh đó, BID giảm 2,2% xuống 45.500 đồng/cp,
TPB giảm 1,8% xuống 28.000 đồng/cp, MBB giảm 1,2% xuống 25.500 đồng/cp.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 3,53 điểm (0,3%) lên 1.167,74 điểm. Toàn sàn có 208 mã tăng, 232 mã giảm và 53 mã đứng giá. HNX-Index giảm 2,78 điểm (-1,16%) xuống 237,49 điểm. Toàn sàn có 75 mã tăng, 111 mã giảm và 47 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,18 điểm (0,23%) lên 77,64 điểm.
Thanh khoản ở mức cao và tăng so với cùng thời điểm phiên trước với tổng khối lượng giao dịch đat 631 triệu cổ phiếu, trị giá 11.490 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận chiếm chỉ 356 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng khoảng 97 tỷ đồng trên sàn HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
10h40
Đà tăng của VN-Index được nới rộng lên đáng kể, trong đó, VN-Index tăng 11,3 điểm (0,97%) lên 1.175,51 điểm. HNX-Index tăng 1,65 điểm (0,69%) lên 241,92 điểm. UPCoM-Index tăng 0,36 điểm (0,4%) lên 77,77 điểm.
10h30
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn tiếp tục phân hóa. Các chỉ số tiếp tục rơi vào trạng thái giằng co khó chịu. Các cổ phiếu như
BCM,
KDC, VCG,
GVR,
CTG... tiếp tục tăng giá mạnh.
VN-Index tăng 9,71 điểm (0,83%) lên 1.173,92 điểm. HNX-Index tăng 1,71 điểm (0,71%) lên 241,98 điểm. UPCoM-Index tăng 0,36 điểm (0,46%) lên 77,82 điểm.
10h26
Các cổ phiếu chứng khoán như VND, HCM, EVS, PHS, TVB, BVS... đồng loạt giảm giá. EVS giảm 9,1%, IVS giảm 3,1%, TVB giảm 2,6%, BVS giảm 3%.
9h55
Thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch ngày 22/1 với sự rung lắc giằng co của các chỉ số. Các cổ phiếu vốn hóa lớn có sự phân hóa khá mạnh nên biến động của các chỉ số đều ở trong biên độ hẹp.
Hiện tại, các cổ phiếu như
KDC,
PNJ,
CTG,
BCM,
HDB,
FPT,
VJC... đều tăng giá mạnh và góp phần kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu.
KDC tăng 5,3% lên 43.800 đồng/cp,
PNJ tăng 2,3% lên 84.300 đồng/cp,
CTG tăng 1,1% lên 37.400 đồng/cp.
VN-Index tăng 4,91 điểm (0,42%) lên 1.169,12 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 219 triueej cổ phiếu, trị giá 4.400 tỷ đồng. HNX-Index tăng 1,55 điểm (0,65%) lên 241,82 điểm. Tổng khối lượng giao dich đạt 51,4 triệu cổ phiếu, trị giá 650 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,44 điểm (0,34%) lên 77,8 điểm.
Thị trường tăng điểm mạnh trở lại trong phiên 21/1 với sự bứt phá của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn. Thanh khoản thị trường có phần giảm so với các phiên trước nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Khối ngoại giao dịch tiêu cực trở lại khi bán ròng trên cả 3 sàn với 276 tỷ đồng.
Theo Chứng khoán BIDV (
BSC), trong ngắn hạn xu hướng hồi phục dù vẫn chưa rõ ràng nhưng khó có khả năng biến động với biên độ lớn như những phiên trước.
Với đà tăng mạnh mẽ như hiện nay Chứng khoán MB (
MBS) cho rằng thị trường có thể hướng tới mục tiêu 1.200 trong những phiên sắp tới.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 21/1, Dow Jones giảm, Nasdaq và S&P 500 tăng. Dow Jones giảm 12,37 điểm, tương đương 0,04%, xuống 31.176,01 điểm. Chỉ số này trên đà lập đỉnh mới trước khi đảo chiều vào những phút cuối và đóng cửa trong sắc đỏ. S&P 500 tăng 1,22 điểm, tương đương 0,33%, lên 3.853,07 điểm, vượt đỉnh 3.851,85 điểm thiết lập hôm 20/1. Nasdaq tăng 73,67 điểm, tương đương 0,55%, lên 13.530,92 điểm, vượt đỉnh 13.457,25 điểm thiết lập hôm 20/1.
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương tăng trong phiên 21/1. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản tăng 0,75%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 0,82% còn Topix tăng 0,6%. Thị trường Trung Quốc đi lên với Shanghai Composite tăng 1,07%, Shenzhen Component tăng 1,953%. Hang Seng của Hong Kong ở chiều ngược lại, giảm 0,5%. Kospi của Hàn Quốc tăng 1,49%. Tại Ấn Độ, chỉ số BSE Sensex lần đầu tiên vượt mốc 50.000 điểm trước khi đảo chiều giảm, chốt phiên mất 0,34% ở 49.624,76 điểm. Chỉ số ASX 200 của Australia tăng 0,79%.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục đón nhận thêm 1,62 triệu nhà đầu tư mới trong tháng 12, gấp đôi so với mức 809.300 nhà đầu tư cùng kỳ năm trước đó, theo Cơ quan Lưu ký và Thanh toán Chứng khoán Trung Quốc (CSDC) – đơn vị quản lý hai sàn chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến.
Giá dầu Brent tương lai tăng 2 cent lên 56,1 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 18 cent xuống 53,13 USD/thùng.