• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 12:05:38 SA - Mở cửa
Giá phân bón tăng trở lại, cổ phiếu lại dậy sóng
Nguồn tin: Người đồng hành | 01/10/2021 11:45:36 SA
Cuối tháng 9, giá các loại phân bón tăng mạnh trở lại 40.000 đồng đến 50.000 đồng mỗi bao 50 kg các loại. 
Các cổ phiếu phân bón như BFC, DCM, DPM đều tăng giá mạnh trong 4 phiên giao dịch gần đây.
Trung Quốc hạn chế xuất khẩu phân bón là cơ hội cho doanh nghiệp Việt lấy lại thị phần và đẩy mạnh xuất khẩu.
 
Sau tháng 8 và 9 chững lại do nhu cầu cầu yếu thì những ngày cuối tháng 9 giá phân bón bắt đầu tăng trở lại. Theo thống kê của Người Đồng Hành, giá phân ure Cà Mau và Phú Mỹ khu vực miền tây có giá bình quân 655.000 đồng/bao, tăng 45.000 đồng/bao 50 kg so với ngày 21/9; DAP Hồng Hà cũng tăng 30.000 đồng/bao lên 940.000 đồng/bao; Kali Miểng tăng 40.000 đồng/bao; NPK Cà Mau và Phú Mỹ tăng 50.000 đồng/bao, NPK Bình Điền tăng 5.000 đồng/bao.
 
So với đầu năm, giá các loại phân ure, DAP, kali đều đã tăng từ 60% đến 80%, NPK tăng từ 19% đến 32%. Giá phân bón trong nước tăng cao trước việc giá phân bón thế giới cùng tăng và vụ Đông Xuân ở miền Nam sắp đến.

 
Đơn vị: đồng/bao 50 kg
 
Theo Chứng khoán Agriseco, nguyên nhân giá phân bón tăng cao đến từ tăng giá của nguyên vật liệu đầu vào như than, khí tự nhiên, lưu huỳnh, ammoniac do sự đứt gãy nguồn cung bởi tác động của dịch bệnh Covid-19. Cước vận tải biển tăng rất mạnh đẩy chi phí sản xuất các loại phân bón tăng cao.
 
Mặt khác, trong năm 2020 dưới tác động của việc giá phân bón giảm sâu, lượng cung trên thế giới có sự sụt giảm. Sau đó, nhu cầu phân bón trên thế giới phục hồi quá nhanh khi các nền kinh tế mở cửa trở lại và đẩy mạnh tích trữ lương thực dẫn đến tình trạng cung không kịp đáp ứng.
 
Bên cạnh đó, mới đây Trung Quốc đã có những chính sách hạn chế xuất khẩu phân bón nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa, quốc gia này chiếm khoảng 40%-50% lượng phân bón nhập khẩu vào Việt Nam, điều này đã làm cho giá phân bón cả quốc tế lẫn trong nước tăng cao.
 
Trước diễn biến này, hàng loạt cổ phiếu phân bón tăng giá mạnh bất chấp thị trường trong xu hướng đi ngang, nhà đầu tư thận trọng khi mùa kết quả kinh doanh gần kề với những dự báo không khả quan.
 
Cổ phiếu BFC của Phân bón Bình Điền (HoSE: BFC) tăng giá từ 30.500 đồng/cp lên vùng 35.000 đồng/cp trong 4 phiên giao dịch gần đây, thấp hơn 12,5% vùng giá cao thiết lập giữa tháng 8. Cổ phiếu Đạm Cà Mau (HoSE: DCM) tăng từ 22.800 đồng/cp lên 27.000 đồng/cp trong 4 phiên, có 2 phiên tăng trần. Mã chứng khoán DPM của Đạm Phú Mỹ cũng tăng từ 32.200 đồng/cp lên 38.000 đồng/cp. Nhiều cổ phiếu khác như LAS, DDV tăng giá đáng kể.

 
Nguồn: TradingView
 
Cơ hội cho doanh nghiệp Việt chiếm thị phần khi Trung Quốc hạn chế xuất khẩu phân bón
 
Trước sự kiện Trung Quốc hạn chế xuất khẩu phân bón, Agriseco nhận định đây cũng là tin mừng cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón Việt Nam. Những nhà sản xuất nội địa như Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau hay Phân bón Bình Điền có thể cải thiện được thị phần trong nước và tăng sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu ra các nước khác trên thế giới.
 
Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến giá phân bón là giá nguyên vật liệu đầu vào, chi phí cước vận tải; chính sách hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc và nhu cầu tích trữ lương thực gia tăng hậu đại dịch Covid-19 để đảm bảo an ninh lương thực. Trong đó, việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu phân bón có thể chỉ duy trì trong ngắn hạn đến khi cung cầu trở nên bình ổn và 2 yếu tố còn lại mới là yếu tố chính hỗ trợ đà tăng giá phân bón.

 
Trong sản xuất phân đạm, khí thiên nhiên và than là 2 nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu. Kể từ sau khi sụt giảm xuống vùng đáy năm 2020, giá khí thiên nhiên và than đều đã bật tăng rất mạnh bởi nỗi lo ngại về nguồn cung sụt giảm không đủ đáp ứng nhu cầu năng lượng để tái thiết nền kinh tế một cách mạnh mẽ. Với khí thiên nhiên, Agriseco cho rằng đà tăng sẽ tiếp diễn khi mùa đông tới, các nước có nhu cầu tiêu thụ khí đốt cao hơn trong bối cảnh lượng dự trữ khí đang sụt giảm. Với than, Trung Quốc đang là nhà sản xuất và xuất khẩu than hàng đầu thế giới. Theo cam kết về biến đổi khí hậu, Trung Quốc có kế hoạch cắt giảm sản lượng khai thác và sản xuất than. Điều này có thể khiến giá than duy trì ở mức cao bởi nỗi lo không đáp ứng được nhu cầu tăng lên khi nền kinh tế thế giới đang hồi phục sau đại dịch.
 
Do vậy, Agriseco nhận định giá phân bón sẽ chững lại đà tăng nóng nhưng tiếp tục duy trì ở mức cao trong phần còn lại của năm 2021 và 2022. Khi đó, giá nguyên vật liệu nếu tiếp tục tăng mạnh sẽ là yếu tố bất lợi tới biên lợi nhuận doanh nghiệp phân bón. Bởi, ngành phân bón có tính cạnh tranh cao và sẽ khó khăn nếu tiếp tục đẩy cao giá bán.
 
Mặt khác, tình trạng giá phân bón tăng mạnh ảnh hưởng tới các hộ nông dân và ngành nông nghiệp nói chung, điều này có thể dẫn đến những biện pháp nhằm bình ổn giá phân bón trên thị trường. Một trong những đầu ra rất quan trọng với phân bón ở thị trường Việt Nam là sản xuất lúa gạo. Tuy nhiên, giá gạo sau đà tăng kể từ năm 2020 lại có sự sụt giảm về mức thấp nhất trong vòng gần 2 năm, điều này có thể tác động tiêu cực lên nhu cầu phân bón. Về dài hạn, Agriseco dẫn dự báo của FAO rằng nhu cầu gạo chỉ tăng trưởng với CAGR là 1% trong giai đoạn 2022-2026. Diện tích đất nông nghiệp cũng đã đạt đỉnh và đang có xu hướng giảm, xu thế phân hữu cơ, phân vi sinh có lợi cho môi trường ngày càng phổ biến.
 
Ngoài ra, công ty chứng khoán cũng lưu ý một kỳ vọng chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT) sửa đổi. Cụ thể, nội dung sửa đổi thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón (dự kiến 5%) đã được tổng hợp trong dự thảo luật thuế GTGT. Khi dự thảo được thông, các doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ được hoàn thuế GTGT đầu vào, giúp giảm giá vốn hàng bán và cải thiện biên lợi nhuận, trong đó các doanh nghiệp sản xuất phân ưre được hưởng lợi nhiều nhất do chênh lệch thuế giữa đầu vào và đầu ra lớn.