• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,53 -3,56/-0,29%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,53   -3,56/-0,29%  |   HNX-INDEX   220,67   -1,01/-0,46%  |   UPCOM-INDEX   93,08   +0,24/+0,26%  |   VN30   1.309,72   -5,09/-0,39%  |   HNX30   459,01   -2,79/-0,60%
22 Tháng Giêng 2025 3:54:06 CH - Mở cửa
FiinGroup: Cần tăng cường giám sát việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp BĐS chưa niêm yết
Nguồn tin: VietNam Finance | 15/11/2021 9:45:08 SA
Theo hãng nghiên cứu FiinGroup, phần lớn giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản (BĐS) là do các doanh nghiệp chưa đại chúng thực hiện, thông tin còn hạn chế để hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc nhận diện rủi ro. Do đó, việc tăng cường giám sát các hoạt động phát hành của các đơn vị chưa niêm yết trở nên quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của thị trường và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
 
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn sôi động dù có lúc chững lại vì quy định mới
 
"Hoạt động phát hành trái phiếu vẫn rất sôi động", hãng nghiên cứu FiinGroup nhấn mạnh trong báo cáo
Trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam công bố mới đây.
 
Theo FiinGroup,— quy mô giá trị phát hành sơ cấp trong 9 tháng năm 2021 đạt 430 nghìn tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù có giai đoạn trì hoãn lại sau khi Nghị định 153 và 155 có hiệu lực.
 
Ngành Bất động sản ghi nhận giá trị phát hành đạt 172 nghìn tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại gia tăng huy động vốn qua kênh trái phiếu với giá trị 116 nghìn tỷ đồng (chiếm 33% tổng giá trị phát hành), tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2020 nhằm thực hiện tăng vốn cấp 2 và cải thiện tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trước nhu cầu vốn trung và dài hạn rất lớn từ doanh nghiệp.
 
Sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân trực tiếp vào các đợt phát hành sơ cấp đã giảm rất mạnh từ xuống 5,3% tổng giá trị phát hành trong 9 tháng năm 2021, từ mức 13% giai đoạn cùng kỳ năm trước. Thay vào đó, các ngân hàng vẫn duy trì là nhóm nhà đầu tư mua chính với 56% tổng giá trị phát hành và công ty chứng khoán chiếm 36,3%.
 
Trong khi các ngân hàng mua trái phiếu có thiên hướng nắm giữ thì các công ty chứng khoán mua vào rất mạnh nhưng sau đó bán ra hầu hết cho nhà đầu tư thứ cấp. Riêng nửa đầu năm, các công ty chứng khoán đã phân phối ra thị trường khoảng 70 nghìn tỷ đồng và chỉ duy trì số dư danh mục ở mức thấp vào cuối tháng 6/2021.
 
Kỳ hạn phát hành bình quân 9 tháng năm 2021 đã có xu hướng giảm còn 3,7 năm từ mức 4,3 năm cùng kỳ năm trước. Điều này, theo FiinGroup, là do những rủi ro tiềm tàng của các ngành thâm dụng vốn lớn và thời gian hoàn vốn dài như ngành Năng lượng, Xây dựng và Bất động sản, đặc biệt là trong bối cảnh ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
 
Lãi suất danh nghĩa phát hành bình quân cho tất cả các kỳ hạn và các ngành cũng đã giảm 2,1% về chỉ còn 7,8%, từ mức 9,9% năm 2020. Điều này cũng thể thiện rõ nét qua đường cong lợi suất của 19 mã trái phiếu niêm yết trên HoSE.
 
 
Chất lượng tín dụng "rất yếu", doanh nghiệp bất động sản chưa niêm yết cần được tăng cường giám sát
Đáng chú ý, theo đánh giá của FiinGroup, chất lượng tín dụng nhà phát hành ở mức rất yếu đối với các đơn vị phát hành là doanh nghiệp bất động sản chưa niêm yết.
 
—Cụ thể, các nhà phát hành trái phiếu là các doanh nghiệp niêm yết về cơ bản vẫn duy trì chất lượng tín dụng ở mức ổn định bất chấp những tác động của dịch Covid-19 trong thời gian qua. Tuy nhiên, dựa trên mô hình chấm điểm của chúng tôi dựa trên các thông tin đại chúng, vẫn có 28 trong tổng số 52 doanh nghiệp niêm yết được chúng tôi xếp hạng sơ bộ ở mức yếu và rất yếu trong việc đáp ứng nghĩa vụ tài chính", hãng nghiên cứu này cho hay.
 
FiinGroup lưu ý đặc biệt đến chất lượng các nhà phát hành trái phiếu là các doanh nghiệp bất động sản chưa niêm yết. "Mặc dù hầu hết là phát hành riêng lẻ và 86% trái phiếu phát hành có tài sản đảm bảo, tuy nhiên, ở góc độ rủi ro tín dụng, chúng tôi cho rằng đây là yếu tố rủi ro chính không chỉ đối với nhà đầu tư trái phiếu mà cả kênh tín dụng ngân hàng. Các chỉ số đánh giá khả năng trả nợ của nhóm nhà phát hành này đều ở mức rất kém", hãng nghiên cứu nhấn mạnh.
 
Cụ thể, cơ cấu trái phiếu chiếm khoảng 46% tổng nợ vay của các doanh nghiệp bất động sản. Đặc biệt, quy mô tín dụng qua kênh trái phiếu doanh nghiệp đã trở nên khá lớn, chiếm khoảng 12% dư nợ tín dụng ngân hàng và khoảng 15% GDP (nếu loại bỏ phần trái phiếu ngân hàng thì giá trị lưu hành trái phiếu chiếm khoảng 7,8% GDP). Trong khi tín dụng ngân hàng được kiểm soát chặt chẽ hơn với những quy định cụ thể thì rủi ro đối với trái phiếu doanh nghiệp lớn hơn rất nhiều, theo FiinGroup. Thực tế trên các thị trường vốn trên thế giới, tỷ lệ vỡ nợ trong vòng 5 năm hiện ở mức khá cao: 15% với các nhà phát hành có mức xếp hạng có tính đầu cơ (dưới mức BBB).
 
 
Số liệu được tính toán từ báo cáo tài chính của 12 doanh nghiệp niêm yết và 68 doanh nghiệp chưa niêm yết trong lĩnh vực bất động sản dân cư có hoạt động phát hành trái phiếu trong năm 2021. Nguồn: FiinRatings, FiinPro Platform.
 
Trong bối cảnh ảnh hưởng của Covid-19 đến dòng tiền tạm thời của doanh nghiệp và môi trường lãi suất thấp hiện nay, trái phiếu doanh nghiệp đang là cách thức hợp lý để các ngân hàng và nhà đầu tư tổ chức có thể giúp tái cấu trúc kỳ hạn của tín dụng bất động sản và tài trợ vốn cho các chủ đầu tư bất động sản.
 
Tuy nhiên, FiinGroup lưu ý ngân hàng và bất động sản có mức độ phụ thuộc nhau rất lớn. Do đó, đây là lúc ngân hàng và các nhà đầu tư tổ chức cần rà soát và đánh giá kỹ lưỡng về chu kỳ của ngành bất động sản và đưa ra các biện pháp hỗ trợ và tái cấu trúc tùy theo đặc thù của từng phân khúc cho vay cũng như đặc thù của từng chủ đầu tư, từng dự án. Đối với các khoản tín dụng mới, hãng nghiên cứu này cho rằng, các định chế tài chính cần thẩn trọng trong việc lựa chọn các dự án và chủ đầu tư bất động sản để phù hợp với khẩu vị rủi ro của mình.
 
FiinGroup cho rằng nhà đầu tư cá nhân là bên chịu rủi ro chủ yếu trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay, bởi các nhà đầu tư tổ chức như ngân hàng và các quỹ đầu tư đủ năng lực và các ràng buộc liên quan để có thể quản trị rủi ro, ngay cả khi chấp nhận rủi ro cao thì lãi suất họ được hưởng cũng cao. Ngoài ra còn có tình trạng bên mua ban đầu là các nhà đầu tư tổ chức như công ty chứng khoán, ngân hàng nhưng sau đó thì họ đều phân phối hầu hết ra thị trường và khi đó, rủi ro đã được chuyển đến và phân tán tới các nhà đầu tư cá nhân. 
 
Trên cơ sở đó, FiinGroup cho rằng nên xem xét xây dựng các hướng dẫn hoặc cẩm nang đánh giá tín dụng khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư cá nhân hiểu rõ rõ về rủi ro và lợi nhuận khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
 
Bên cạnh đó, việc tăng cường giám sát các hoạt động phát hành của các đơn vị chưa niêm yết, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản chưa niêm yết, trở nên quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của thị trường và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
 
Ngoài ra, FiinGroup kiến nghị đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông chính sách và cảnh báo nhà đầu tư cá nhân. Vấn đề này càng trở nên quan trọng khi “tính đại chúng” của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã lớn.