• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.244,75 -1,34/-0,11%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 11:45:01 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.244,75   -1,34/-0,11%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,39/-0,18%  |   UPCOM-INDEX   92,98   +0,14/+0,15%  |   VN30   1.311,87   -2,94/-0,22%  |   HNX30   460,68   -1,12/-0,24%
22 Tháng Giêng 2025 11:47:42 SA - Mở cửa
Chứng khoán 16/11: Tiền lớn thả cho thị trường điều chỉnh đồng loạt
Nguồn tin: BizLIVE | 16/11/2021 3:40:00 CH
 
Nhà đầu tư ở nhóm Midcap và Penny không còn điểm tựa tâm lý nữa khi các cổ phiếu lớn như GAS, VCB bị ghìm xuống cuối phiên. Thị trường như "rắn mất đầu" và sắc đỏ xâm lấn ở hàng loạt nhóm cổ phiếu. Hôm nay, chỉ có nhóm Cảng biển là vững vàng.

 
VN-Index sáng 16/11
 
Đúng là các cổ phiếu lớn đã có thời điểm xuất hiện như điểm tựa nhưng nhóm này chẳng có ràng buộc nào phải giữ cho Midcap và Penny luôn nóng. Trọng trách của kỳ đáo hạn phái sinh vẫn còn ở phía trước và việc làm hạ nhiệt tâm lý đầu cơ thậm chí đem lại lợi ích nhiều hơn.
Các mã GAS (-1,85%), VCB (-0,5%) đều quay đầu giảm sau khi ngoi lên cuối phiên sáng. Cộng thêm GVR (-2,84%), VHM (-1,2%), MSN (-1,3%) rồi HPG (-3%) cũng bị tăng sức ép cuối phiên chiều.
Rổ VN30 chỉ còn lại 7 mã tăng giá trong khi có tới 20 mã giảm và 3 mã đứng giá. Chỉ số VN30 giảm 0,75% xuống 1.517 điểm.
Còn nhóm Ngân hàng cũng chứng kiến một loạt mã quay đầu giảm như HDB (-3,3%), VIB (-0,8%), ACB (-0,7%), TPB (-0,6%), VCB (-0,5%), CTG (-0,3%).
Chỉ số VN-Index giảm 0,7% xuống 1.466,45 điểm. Chỉ số VNMID, đại diện cho các cổ phiếu Midcap còn giảm mạnh hơn, -0,95%.
Các mã Bất động sản chịu nhiều tổn thất nhất phiên hôm nay với NLG (-4,2%), SCR (-4,3%), TDC (-4,6%), NTL (-3,1%), BCE (-3%), HDC (-2,3%), DXG (-2,22%). Thậm chí còn có cổ phiếu giảm sàn là LDG.
Kế đến là các mã Khu công nghiệp SZC (-4,7%), KBC (-3,3%), TIP (-2,4%) do chịu ảnh hưởng từ GVR. BMC (+0,83%) thực tế vẫn tăng giá nhưng nhiệm vụ dẫn dắt cho cả nhóm là quá sức với cổ phiếu này.
Các mã Thép không giảm sâu nhưng trạng thái một thêm xấu đi với SMC (-2,6%), NKG (-1,6%), HSG (-1,6%), TLH (-1,3%). Giá đóng cửa của HPG chính là mức thấp nhất phiên nên Thép sẽ vẫn còn gặp áp lực chốt lời mạnh hơn trong các phiên tới.
Nhóm ngành khả quan nhất hôm nay chỉ có Cảng biển với GMD (+4,16%), HAH (+6,94%), DVP (+1,9%) nhưng dòng tiền sẽ thật khó để trú ẩn thêm khi các mã này đều đã lên vùng cao.
Chốt phiên, HOSE có 299 mã giảm so với 166 mã tăng và 40 mã đứng giá. Thanh khoản ở mức rất lớn do hoạt động chốt lời diễn ra hàng loạt, giá trị đạt 34.826,46 tỷ đồng, tương đương 1.223,76 triệu đơn vị.
Còn HNX-Index vẫn có THD (+10%), TNG (+3,3%), NTP (+3%) khá vững vàng. Hiện tượng điều chỉnh trên HNX chỉ xảy ra ở các mã vốn hóa thấp như PVL (-5,03%), HUT (-3,92%), AAV (-6,25%), DTD (-4,09%, SCI (-5,21%), SD9 (-7,96%) khó làm thay đổi tới sắc xanh chỉ số.
HNX-Index vẫn tăng 1,79% lên 452,25 điểm. Thanh khoản sàn đạt 192,38 triệu đơn vị, tương đương 4.569 tỷ đồng.
Còn UPCoM cũng có sự phân hóa nhẹ nhưng chỉ số đóng cửa giảm 0,23% xuống 111,48 điểm. Giao dịch đạt 2.990 tỷ đồng.
 
*****
Khối ngoại chưa "cho phép" tiêu cực
 
Nhịp rung lắc mạnh nhất từ đầu phiên xuất hiện sau 10h và chỉ số VN-Index chạm điểm thấp nhất là 1.459 điểm vào lúc 11h.
Nếu không có các cổ phiếu GAS (+0,4%) và VCB (+0,6%) xuất hiện sau đó, việc bán tháo của các cổ phiếu Midcap và Penny có thể sẽ kích hoạt hàng loạt.
Cùng với đó, trợ lực của khối ngoại chưa cho phép thị trường có thể xảy ra sự tiêu cực. Họ đang giải ngân và chưa hề có dấu hiệu dừng lại khi giá trị mua ròng cuối phiên đã tăng lên 437 tỷ đồng.
Ngoài FUEVFVND hay VHM, KBC (+105 tỷ đồng), DXG (+82 tỷ đồng), MSN (+63 tỷ đồng) và GAS (+32 tỷ đồng) cũng đang nhận được tiền ngoại.
 
 
 Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng sáng 16/11
 
VN-Index nhờ các cổ phiếu lớn nên đã quay lại trên 1.470 điểm. Cuối phiên sáng, chỉ số chỉ giảm 4,48 điểm xuống 1.472 điểm (-0,3%).
Tuy nhiên, với các mã Midcap và Penny, khi tâm lý đã quá nóng thì rất khó để nhà đầu tư trấn tĩnh lại. Nhiều mã vẫn đang bị chủ động chốt lời LDG (-5,52%), CII (-3,76%), ITA (-4,85%), SCR (-3,23%), IJC (-3,71%), HHS (-4,76%), DLG (-3,57%), HNG (-3,13%), SAM (-3,24%), LCG (-3,84%).
Số mã giảm trên HOSE gấp hơn 2 lần số mã tăng: 320 mã đỏ so với 133 mã xanh. Giá trị giao dịch sau phiên sáng đã lên 21.629 tỷ đồng, tương đương 803,37 triệu đơn vị.
Còn HNX-Index, bất ngờ đã xảy ra khi THD tăng tốc từ sau 10h30. Mã này tạm dừng phiên sáng ở mức giá trần và đương nhiên có ngay tác động vào chỉ số HNX-Index, đảo chiều tăng 1,52% lên 451,05 điểm. Giao dich của HNX đạt 3.279 tỷ đồng.
 
*****
 
Nhóm Bất động sản phân hóa, Ngân hàng khá vững vàng
 
Tiền ngoại đang vào thị trường một cách khéo léo trong một vài phiên gần đây. Nhà đầu tư gắn bó lâu năm với thị trường có thể cảm nhận được điều này thông qua các diễn biến mua ròng của một vài cổ phiếu lớn và chứng chỉ ETF. Nếu chỉ nhìn vào các con số mua ròng thì thực sự là chưa thể thuyết phục do giá trị mua ròng vẫn còn đang khá thấp.
 
Tuy nhiên, cần phải nhìn sâu hơn vào các mã được mua ròng và thời điểm giải ngân của khối ngoại trong phiên.
 
Trong sáng nay, khối ngoại đã mua vào gần 280 tỷ đồng FUEVFVND và họ chỉ giải ngân qua thỏa thuận vào thời điểm 9h58.
 
Cùng với đó, VHM cũng đang tiếp tục được mua ròng trên 40 tỷ đồng. Phiên hôm qua, khối ngoại cũng giải ngân với giá trị tương đương ở thời điểm đầu phiên và cuối phiên lệnh mua lớn lại xuất hiện tại VHM kéo giá đóng cửa ở mức 84.000 đồng/cổ phiếu.
 
 
Ảnh minh họa.
 
Chính vì vậy, VHM hay các cổ phiếu trong VN Diamond thực tế là không bị dao động quá mạnh trong những biến động đầu phiên. Mã có thể điều chỉnh mạnh như NLG thời điểm thấp nhất chỉ giảm gần 4% và đang dần thu hẹp lại đà giảm.
 
Trong khi đó, các cổ phiếu Bất động sản khác như SCR (-3,2%), LDG (-3%), DXG (-2,4%) tiền nội buộc phải tự cân đối và có sự hồi phục chậm hơn.
 
Dù vậy, Bất động sản mới chỉ chủ yếu phân hóa chứ chưa hề bị dập tắt hết các cơ hội giao dịch. Vẫn còn các mã tăng giá như DPG (+4,2%), VCG (+5,9%), SJS (+4,3%) và CEO (+9,6%) trên HNX trong sáng nay.
 
Nhóm cổ phiếu Ngân hàng với nhiều thành viên trong VN Diamond đương nhiên đang khá vững vàng sau nhịp rung. Nhiều mã đồng loạt bật tăng nhẹ lại nhe VPB (+0,83%), MSB (+0,83%), VIB (+0,65%), TCB (+0,77%), CTG (+0,31%).
 
Tuy nhiên, với Thép, câu chuyện lại không hề đơn giản. HPG (-0,9%), HSG (-0,2%), NKG (-0,3%), SMC (-0,8%) vẫn đang rất đáng ngại. Hai phiên điểu chỉnh gần nhất của HPG đã tước đi hy vọng ông lớn ngành Thép này có thể giữ được xu hướng trung hạn. Khả năng giảm tiếp của nhóm Thép do đó vẫn còn đang tiếp diễn.
 
Với Dầu khí, giao dịch khả quan hơn ở PVD (+3,1%) nhưng GAS (-1,2%) lại vẫn đang liên tiếp có những phiên bị chốt lời và phe mua cũng phải gắng sức để hấp thụ.
 
Thị trường chung đang phân hóa với sự lấn lướt của sắc đỏ, VN-Index tới 10h30 đang giảm nhẹ xuống 1.471 điểm. Còn HNX-Index đang giảm xuống 442 điểm.
 
So với khu vực, thị trường Việt Nam đang nằm trong nhóm thiểu số có sắc đỏ. Hầu hết cả châu Á đang tăng điểm và chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản sẽ có phiên tăng điểm thứ 7 liên tiếp.