• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
22 Tháng Mười Một 2024 4:56:55 CH - Mở cửa
Chứng khoán 16/12: Phiên đáo hạn phái sinh thành công
Nguồn tin: BizLIVE | 16/12/2021 4:25:00 CH
Tiền vào chậm trong phiên sáng nhưng đã thích ứng với trạng thái của VN30 để dồn vào những cổ phiếu Midcap, Penny. Ngay cả VN30 dù có sự vận động khó chịu thì cũng có mã bùng nổ là POW.

 
VN-Index phiên 16/12
 
Cách dòng tiền trở lại, thần tốc tại POW
 
VN30 quả thật không tiêu cực trong kỳ đáo hạn phái sinh lần này nhưng sự vận động của các cổ phiếu lớn trong rổ vẫn là rất khó chịu.
Các mã VPB (-2,7%), PNJ (-2,4%) tiếp tục giảm mạnh hơn trong khi MWG, SSI, TPB, ACB, HDB, SAB, VJC, VRE đều giảm trên 1%. Số mã giảm trong rổ lên tới 18 mã so với 9 mã tăng và 3 mã đứng giá tham chiếu.
VN30 bị dúi mạnh hơn và cuối phiên giảm 9,25 điểm (-0,61%) xuống 1.510,17 điểm. Tuy nhiên, như đề cập, chừng nào các cổ phiếu hàng đầu không giảm mạnh thì số điểm thất thoát trên là không đáng lo ngại. Các mã GAS (+0,9%), CTG (+0,8%), VNM (+0,3%), VIC (0%), VHM (-0,4%), VCB (-0,8%) chủ yếu lình xình một cách vô hại.
Điểm nhấn của phiên chiều nay là cách dòng tiền trở lại với thị trường, chảy vào POW và các mã Midcap và Penny. Trong đó, POW là trường hợp thú vị nhất bởi mã này có quy mô vốn hóa vừa phải trong rổ VN30 nên hầu như không tác động nhiều tới chỉ số.
Ngay từ đầu phiên chiều POW đã chớm có những lệnh lạ đổ vào trong khi cả phiên sáng là những pha test lại lực bán chốt lời của nhà đầu tư lướt sóng.
Và từ 13h30, tiền lớn dồn dập kéo giá cổ phiếu tăng một cách thần tốc. Theo thống kê, giá trị giao dịch trong vòng hơn 1 tiếng cuối phiên chiều nay của POW gấp hơn 2 lần cả phiên sáng nay. Qua đó, cổ phiếu này trở thành mã tăng kịch trần duy nhất trong VN30.
Cách di chuyển của tiền lớn đã tiếp sự tự tin cho các cổ phiếu Midcap và Penny khác như ITA, HAG, VGC, FLC, DIG, CII, QBS, HAI, DLG, AGG, TTF, AMD, SAM cũng tăng trần theo. Cùng với đó là hàng loạt mã tăng trên 4% như SCR (+6,02%), NLG (+6,72%), HNG (+5,2%), HQC (+6,83%), TDC (+5,77%)…
Số mã tăng của HOSE cải thiện lên 209 mã so với 243 mã giảm và 53 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản của không còn bị hụt như sáng nay mà cải thiện rõ rệt nhờ hiệu ứng trên, đạt 26.972 tỷ đồng, tăng 4% so với phiên hôm qua.
Còn chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 0,08% lên 1.476,61 điểm, vẫn bảo toàn được xu hướng tăng ngắn hạn.
Với HNX và UPCoM, sắc xanh cũng được giữ lại. Chỉ số HNX-Index tăng 0,73% lên 457,03 điểm còn UPCoM-Index tăng 0,01% lên 111,73 điểm sau khi dành hầu hết thời gian vận động dưới tham chiếu. Thanh khoản của 2 sàn này đạt hơn 5.300 tỷ đồng.
*****
Rung lắc có xuất hiện từ nhóm VN30 cuối phiên sáng nay. Nhưng đấy không phải vấn đề lớn, mấu chốt vẫn là ở trạng thái thiếu hụt tiền vào.

 
VN-Index sáng 16/12
 
Khoảng lặng trước đáo hạn phái sinh
 
VN-Index trụ được hơn 1 tiếng rưỡi mới xuất hiện rung lắc. Nhịp kéo xuống xuất phát từ các cổ phiếu trong VN30 như SSI (-1,4%), VPB (-1,3%), VJC (-1%), TPB (-0,8%), MWG (-0,7%), HDB (-0,5%), ACB (-0,4%), VHM (-0,4%) đều giảm giá.
Có thể thấy đà giảm của các cổ phiếu trên là không nhiều nên không cần phải lo lắng về trạng thái của thị trường. Ngay sau nhịp nhúng thì chỉ số VN-Index cũng đã nhịp bật lên nhờ cổ phiếu ngoài VN30 là BCM (+6,2%).
Tuy nhiên, vấn đề của thị trường lại thiếu tiền. Cả phiên sáng giá trị giao dịch chỉ đạt 13.076 tỷ đồng, thấp hơn phiên hôm qua 12%. Trong khi đó, xu hướng giảm thanh khoản đã ghi nhận từ cuối tháng 11.
Ngoài các mã FLC, DLG bùng nổ thì hàng loạt nhóm ngành đều đang giao dịch khá yếu. Nhóm Dầu khí không cho thấy sự hào hứng với việc giá dầu đang nhích dần lên 75 USD/thùng. Các cổ phiếu PVD (+1,3%), GAS (+0,9%) đều dưới 100 tỷ đồng.
Còn nhóm Ngân hàng, các mã đều không còn là những cổ phiếu hút tiền. Mã giao dịch mạnh nhất là VPB (-1,3%) đạt giá trị 481 tỷ đồng. Trong khi đó, STB (+0,2%) giao dịch 110 tỷ đồng, TPB (-0,8%) giao dịch 102 tỷ đồng, CTG (+89,31 tỷ đồng).
Nhóm Thép cũng rất thiếu tiền để lấy lại xu hướng tăng. Hiện HPG (-0,1%) giao dịch 229 tỷ đồng, HSG (-1,2%) giao dịch có 93 tỷ đồng còn NKG (-1,2%) giao dịch 101,5 tỷ đồng.
Cả HOSE đang phân hóa với 264 mã giảm so với 168 mã tăng và 55 mã đứng giá tham chiếu. VN-Index cuối phiên sáng đạt 1.476,74 điểm (+0,08%).
Sàn HNX cũng có sự phân hóa nhẹ nhưng chỉ số vẫn tăng điểm nhờ sự hồi phục của IDC (+2,3%) và động lực CEO (+9,7%). HNX-Index tạm dừng phiên sáng với mức tăng 2,41 điểm (+0,53%) lên 456,11 điểm. Giá trị giao dịch đạt 1.842 tỷ đồng.
Như vậy qua phiên sáng thị trường cho thấy sự thận trọng, dòng tiền hụt đi bởi tâm lý đợi gỡ nút thắt đáo hạn phái sinh chiều nay, cũng như dè chừng nhất định "màn đấu súng" ETFs cơ cấu tập trung vào phiên mai. Theo đó, tiền yếu là đương nhiên.
Mặt khác, như đề cập các phiên vừa qua, dấu vết ETFs cơ cấu từ đầu tuần này cũng đã góp phần tạo thanh khoản và hút tiền rải ra cho đến nay.
*****
 Cuộc họp của Fed đã không làm cho thị trường thế giới tiêu cực đi. Sau khi chứng khoán Mỹ về lại đỉnh thời đại đêm qua, sự tự tin đã trở lại với nhà đầu tư trong nước. Nhóm cổ phiếu FLC đang là nhóm chạy nhanh nhất.

 
Thông điệp của Fed đã rõ ràng, còn lại phiên nay là đáo hạn phái sinh (Hình minh họa)
 
Thị trường thích sự rõ ràng
 
Nhà đầu tư trên cả thế giới có lẽ đã nín thở chờ những công bố chính sách của Fed. Theo đó, Fed tuyên bố sẽ tăng gấp đôi tốc độ thu hẹp chương trình mua lại trái phiếu lên mức 30 tỷ USD/tháng, và cập nhật dự báo lãi suất với 3 lần tăng trong năm 2022.
Phản ứng của chứng khoán Mỹ đêm qua rất tích cực khi S&P 500 trở lại đỉnh lịch sử. Phản ứng này được nhìn nhận ở khía cạnh nhà đầu tư đón nhận sự rõ ràng trong định hướng chính sách của Fed, thay vì phải dò đoán và không chắc chắn.
Với tích cực từ thị trường Mỹ, chứng khoán Việt Nam cũng không phải chịu một diễn biến bất ngờ nào sáng nay.
Chỉ số còn chưa có một nhịp rung lắc thực sự nào từ đầu phiên. Sắc xanh gần đã liên tục duy trì trong vòng 1 tiếng rưỡi giao dịch.
Các cổ phiếu trong VN30 như GAS (+1,5%), PDR (+1,5%), VIC (+0,8%), CTG (+0,6%), STB (+0,9%), FPT (+0,4%) đều đang có được mức tăng nhẹ. Có lẽ do chiều nay sẽ là diễn ra việc đáo hạn phái sinh nên chuyển động giá của nhóm VN30 rất khó có thể tăng mạnh.
Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu Midcap và Penny lại đang có những mã nhạy cảm hơn nhiều với sự tích cực. Đó là các cổ phiếu trong hệ sinh thái của FLC với ROS (+7%), FLC (+6,1%), HAI (+5,6%), AMD (+5,7%) đang bùng nổ để hút tiền dòng tiền vẫn còn đang lưỡng lự. Các mã ART (+3,5%), KLF (+4,9%) cũng đều tăng mạnh trên HNX.
Ngoài ra, DLG (+6,96%), DXG (+5,3%), QCG (+6,9%) cũng có biểu hiện muốn hút sự chú ý của nhà đầu tư bằng việc tăng mạnh.
Các diễn biến này có thể mới chỉ màn dạo đầu của cho Midcap và Penny bởi vẫn còn một số số mã đang lình xình như KDC (-0,71%), HBC (+0,38%), KBC (+0,36%), TCH (+0,42%), DGC (0%), VPI (-0,88%), CRE (+0,27%)… Số lượng mã tăng sẽ cải thiện hơn nếu như VN30 có sự hỗ trợ tâm lý cho thị trường.
Tính đến 10h30, VN-Index đang tăng 1,87 điểm lên 1.477 điểm còn HNX-Index tăng 2,17 điểm lên 455,9 điểm.