• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,17 +1,06/+0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:15:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,17   +1,06/+0,08%  |   HNX-INDEX   222,60   +0,12/+0,06%  |   UPCOM-INDEX   92,99   -0,12/-0,13%  |   VN30   1.315,94   +2,46/+0,19%  |   HNX30   462,84   +0,65/+0,14%
20 Tháng Giêng 2025 12:23:01 CH - Mở cửa
Chứng khoán 17/12: Dễ dàng vượt kỳ cơ cấu ETF, thị trường ghi nhận các kỷ lục ở VHM và FRT
Nguồn tin: BizLIVE | 17/12/2021 4:00:00 CH
Sự bùng nổ phiên sáng của VHM đã giúp thị trường có một chiếc khiên an toàn để chuẩn bị cho các hoạt động cơ cấu ETF. Thêm sự bổ trợ của VIC, VN-Index gần như không có nhiễu trong chiều nay.

 
VN-Index phiên 17/12
 
Gợi mở khả năng bù điểm vào phiên tới
 
Tác động của hoạt động cơ cấu có làm ảnh hưởng tới một số cổ phiếu, nhưng nhìn tổng thể các hành động cơ cấu của quỹ ETF là không hề gây nên đột biến nào.
Trong phiên sáng, VHM đã bùng nổ và cũng tạo nên chiếc khiên an toàn cho chỉ số. Nhưng để an tâm hơn, VIC (+2%) cũng tham chiến, tạo thêm sức rướn.
Sự bổ trợ này là không hề thừa bởi VCB (-2,6%) là một trong những cổ phiếu bị ETFs bán mạnh khiến giá tụt xuống 96.500 đồng/cổ phiếu. Lệnh ATC của VCB lên tới 2,94 triệu đơn vị, chiếm gần 85% thanh khoản cả phiên chỉ có thể đến từ 2 quỹ ETFs.
Ngoài ra, MSN (-1,6%), PDR (-2,3%), VNM (-1%), STB (-1%), POW (-0,6%) cũng là những cổ phiếu phải chịu lực bán ra của ETFs khiến giá tụt trong phiên ATC. Trong đó POW đã lỡ cơ hội để vượt mức đỉnh khi chào sàn.
Cổ phiếu HPG (-1,7%) dù có thể không bị ETFs bán nhưng vẫn có quỹ ngoại xả ra hơn 150 tỷ đồng và góp phần khiến chỉ số bị hao hụt.
Dù vậy với sự chuẩn bị kỹ càng, VN-Index vẫn đóng cửa tăng 3,18 điểm (+0,22%) lên 1.479 điểm. Tuy nhiên, với loạt cổ phiếu lớn trên sụt giá mạnh qua đợt ATC bởi yếu tố ETFs đã khiến VN-Index mất khá nhiều điểm số của sức tăng trước đó. Điều này gợi mở khả năng có bù điểm trong phiên đầu tuần tới, cùng với lực hồi dự kiến ở những cổ phiếu lớn nói trên.
Cũng bởi yếu tố ETFs đã đẩy giá trị giao dịch trên HOSE đạt tới 34.461 tỷ đồng. Riêng VHM đã có 2.123 tỷ đồng, tương đương 25,18 triệu đơn vị. Đây là mức thanh khoản kỷ lục mới của cổ phiếu này.
Độ rộng thị trường trở nên cân bằng với 215 mã tăng so với 227 mã giảm và 62 mã đứng giá tham chiếu. Những mã tích cực từ phiên sáng nay như VCG (+6,9%), LDG (+6,86%), TSC (+6,86%), TTB (+6,9%), DIG (+4,36%), HAR (+6,76%) vẫn duy trì thành quả.
Ngoài ra, còn có thêm FRT (+6,96%) bất ngờ tăng tốc từ sau 13h30. Mã này cũng đồng thời lập kỷ lục giá chưa từng có với trạng thái đóng trần ngày hôm nay.
Tuy nhiên, như đã lưu ý, thị trường có ghi nhận tiền nóng tạm rút khỏi các phiếu thị trường. DLG (+1,97%) hầu như không còn tăng nhiều trong khi FLC, ROS, ITA, đảo chiều còn HAG, HNG, HQC bị bán thẳng tay khiến giá giảm sàn.
Các diễn biến này cũng xảy ra với ART (-0,66%), KLF (-6,74%) trên HNX. HNX-Index cũng không được bảo vệ tốt như VN-Index do THD (-3,8%) bị quỹ VNM ETF bán ra. Chỉ số này đóng cửa dưới tham chiếu dù cả phiên tăng điểm, -0,83 điểm xuống 456,2 điểm. Giá trị trên HNX đạt 4.377 tỷ đồng.
Trong khi UPCoM-Index hầu như không có nhiễu nào xảy ra. Chỉ số giảm 0,12% xuống 111,6 điểm, giao dịch đạt 2.946 tỷ đồng.
 
*****
 
Vẫn là VHM tỏa sáng
 
Giai đoạn đi ngang gần 4 tháng của VHM (+3,52%) có thể chấm dứt với những con số ấn tượng giao dịch của phiên sáng nay. Giá trị giao dịch của VHM lên tới 1.738 tỷ đồng, tương đương 20,65 triệu đơn vị.
Đây là mức thanh khoản gần như xấp xỉ với phiên 1/9 và vượt xa cả phiên công bố số liệu kết quả kinh doanh quý 3/2021.
Tính về đóng góp, VHM chiếm 9,11% giá trị khớp lệnh của HOSE và là nhân tố rất quan trọng để cho thị trường có được sự nhảy vọt so với phiên sáng qua, khớp lệnh tăng tới 46% lên 19.085 tỷ đồng. Nếu cộng cả VIC và VRE, đóng góp của cả nhóm Vingroup vào thị trường lên tới 11,2%.  
Diễn biến của VHM đem lại lợi ích cho chỉ số và thanh khoản nhưng sự đón nhận của các cổ phiếu cùng ngành Bất động sản không cho thấy sự đồng đều.
Các mã LDG (+6,9%), VCG (+6,9%), DPG (+6,7%), DIG (+4,1%), HDC (+3,6%) nhìn chung vẫn là khá tốt. Tuy nhiên, DXG (-1%), SJS (-0,5%), NTL (-0,9%), HBC (-1,3%), HQC (-0,93%), PC1 (-2,17%) lại có biểu hiện bị rút tiền nhẹ.
Ở một cổ phiếu tâm điểm chú ý khác là VPB. Với loạt phiên "dội bom" quy mô rất lớn của khối ngoại kéo dài thời gian qua, giá cổ phiếu này liên tục lao dốc theo đó. Sáng nay khối ngoại tiếp tục xả thêm hơn 3,9 triệu đơn vị, song giá có vẻ như tạm thời "cầm máu".
Trong khi đó, GAS tưởng như trở thành một động lực cho thị trường đầu phiên, nhưng cuối phiên sáng một lần nữa cho thấy sự phập phù. Diễn biến này như một sự tích lũy sau mức độ tổn thương lớn tại GAS, khi rơi từ vùng đỉnh quanh 125.000 đồng/CP và đến nay chưa thể phục hồi.
Độ rộng của HOSE không có nhiều thay đổi khi có 230 mã tăng so với 196 mã giảm và 55 mã đứng giá tham chiếu.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 0,47% lên 1.483,61 điểm. Trong khi đó HNX-Index tăng 0,59% lên 459,72 điểm. Giá trị khớp lệnh của HNX đạt 1.204 tỷ đồng.
Trước mắt, thị trường chuẩn bị bước vào phiên chiều với hoạt động cơ cấu danh mục của ETFs, dù khả năng cũng không có đậm nét bởi các giao dịch liên quan đã thể hiện và rải ra từ đầu tuần tới nay.
*****
Tiền trở lại không chỉ ở Midcap và Penny mà còn đang tự tin đổ về nhóm VN30. Hiện VHM đang có giao dịch tới gần 1.000 tỷ đồng, gấp 3 lần phiên hôm qua.

 
Ảnh minh họa.
 
VHM tạo hiện tượng
 
Phiên đáo hạn phái sinh đi qua một cách tích cực với dòng tiền nhanh nhạy đổ về các cổ phiếu Midcap và Penny. Tiền lớn hôm qua mới chỉ đổ về POW nhưng cũng là biểu hiện của sự tự tin đã trở lại.
Điều này được củng cố thêm trong sáng nay khi VHM (+2,1%) đang nổi lên trong rổ VN30. Mã này đã liên tục giao dịch lờ đờ thời gian qua và thậm chí có nhiều phiên còn tham gia dìm chỉ số cùng các cổ phiếu lớn khác.
Giá trị giao dịch của VHM trong 1 tiếng rưỡi giao dịch đầu tiên đã đạt gần 1.000 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần giá trị của cả phiên hôm qua. Qua đó, VHM vươn lên trở thành cổ phiếu có giá trị lớn nhất thị trường. 
Trong khi đó, POW (+3,5%) vẫn đang duy trì được đà tăng sau một phiên tăng kịch trần. Giá trị giao dịch của POW cũng đã bằng cả phiên sáng qua.
Các cổ phiếu trong VN30 như GVR (+2,4%), KDH (+3,2%), PNJ (+1,8%), SSI (+1%), VRE (+2%), VPB (+1%) cũng trút bỏ các lo lắng để bắt nhịp theo.
Sắc xanh tại rổ VN30 lúc này đang xuất hiện ở 17 so với 10 mã giảm và 3 mã đứng giá tham chiếu. Cổ phiếu giảm mạnh nhất VN30 là HPG (-1,3%) cũng bị mất giá không đáng kể.
Còn trên toàn sàn, sắc xanh cũng đang nhỉnh hơn với hơn 230 mã tăng so với gần 200 mã giảm. Các mã tăng mạnh nhất lúc này vẫn cho thấy khẩu vị ưa thích nhóm Bất động sản của dòng tiền như VCG (+6,9%), FLC (+5,17%), ROS (+6,51%), LDG (+6,86%), DLG (+6,88%), DPG (+6,72%), TTB (+6,73%)…
Mức tăng của VN-Index (+0,52%) đang khá nổi bật so với nhiều chỉ số khu vực. Các chỉ số KOSPI (-0,2%), IDX (-0,14%), SET (-0,12%) thậm chí còn đang giảm nhẹ.
Trong khi đó, HNX-Index vẫn có CEO (+8,7%) kéo điểm. Ngoài ra còn thêm PVS (+1,9%), TNG (+6,9%) cũng là những nhân tố tích cực. Chỉ số có mức tăng tương tự VN-Index, tăng 0,52% lên 459,45 điểm.