• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
22 Tháng Mười Một 2024 4:13:40 CH - Mở cửa
Chứng khoán 20/12: Cú đảo chiều choáng ngợp của POW, dòng tiền chưa muốn giải ngân vào gương mặt mới
Nguồn tin: BizLIVE | 20/12/2021 4:00:00 CH
POW nổi lên trở thành điểm sáng hút tiền mạnh qua đó đảo chiều từ giá đỏ lên đóng trần “tím lịm”, vượt đỉnh lịch sử hồi mới chào sàn tháng 3/2018.

 
VN-Index phiên 20/12
 
Cầu bắt đáy chọn lọc
 
Áp lực bán tiếp tục gia tăng mạnh đầu phiên chiều khiến thị trường chìm trong sắc đỏ, tuy nhiên cầu bắt đáy chỉ vào có chọn lọc chứ không trải rộng. POW nổi lên trở thành điểm sáng hút tiền mạnh qua đó đảo chiều từ giá đỏ lên đóng trần “tím lịm”. Cổ phiếu này cũng chính thức vượt đỉnh lịch sử hồi mới chào sàn tháng 3/2018.
MSN cũng có sự bùng nổ về thanh khoản với giá trị giao dịch hơn 800 tỷ đồng, cao nhất kể từ hồi tháng 4. Cổ phiếu này không nới được đà tăng nhưng cũng vững vàng với mức tăng 2,9% và đóng góp đáng kể vào VN-Index.
VCB rướn lên cao nhất phiên nhưng cũng chỉ có thêm VIB thực sự hưởng ứng trong khi phần lớn các cổ phiếu Ngân hàng như BID, CTG, MBB, SHB,... vẫn chưa sẵn sàng trở lại.
Nhóm Chứng khoán cũng giữ phong độ với sắc xanh bao phủ hầu hết các cổ phiếu như SSI, HCM, VCI, VND,... góp phần giúp VN-Index phục hồi khá tốt vào cuối phiên.
Dầu khí, Xây dựng, Bán lẻ tiếp tục chìm sâu trong sắc đỏ trong khi Bất động sản, Thép, Hàng không, Cảng biển, Dệt may, Cao su,... giao dịch khá chậm. Nhóm Penny hầu hết đã hạ nhiệt ngoại trừ một vài cái tên cá biệt như DRH, HAR, OGC,...
Kết phiên, VN-Index giảm 2,46 điểm (-0,17%) xuống 1.477,33 điểm với thanh khoản 31.353 tỷ đồng trong đó giá trị khớp lệnh đạt 18.942 tỷ đồng. Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng trên VRE, HPG, HDB,... giúp cân bằng lực bán trên CII, HSG qua đó đưa giá trị bán ròng trên HOSE về còn 12,5 tỷ đồng.
Diễn biến tương tự trên HNX khi CEO, PTI, SHS khởi sắc trong khi KSF thu hẹp mức giảm giúp HNX-Index chỉ còn giảm 1,61 điểm (-0,35%) xuống 454,59 điểm với thanh khoản 3.914 tỷ đồng.
Trong khi đó, UpCOM-Index cũng giảm 0,58 điểm (-0,52%) xuống 111,02 điểm với thanh khoản 2.192 tỷ đồng.
*****
 Các Bluechips bù giá và khởi sắc như VCB, MSN, VPB, TPB và nhóm Chứng khoán gần như đã chững lại trong khi áp lực bán vẫn tiếp tục gia tăng lên phần còn lại.
 
Áp lực bán gia tăng
 
Sự khởi sắc của một vài cổ phiếu trụ không nhận được hưởng ứng trên diện rộng. Dòng tiền không thể lan tỏa thay vào đó chỉ co cụm trên những cái tên đã có đà tăng từ đầu phiên. VCB, MSN, VPB, TPB và nhóm Chứng khoán gần như đã chững lại trong khi áp lực bán vẫn tiếp tục gia tăng lên phần còn lại.
Nhóm Bất động sản, Khu công nghiệp tiếp tục bị bán mạnh trong đó VIC, VHM, BCM, DIG, GVR, VGC, KBC,... là những cái tên ảnh hưởng lớn đến chỉ số. Mặt khác, một số cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn như HAR, CII, DRH, OGC vẫn “tím lịm” đi ngược thị trường.
Sắc đỏ cũng bao trùm lên nhóm Dầu khi khi giá dầu tiếp tục chìm sâu do lo ngại tình hình dịch bệnh diễn biến xấu. GAS, PLX, BSR, PVD, PVS, PVT,... tiếp tục bị đào sâu mức giảm trong khi cái tên khá nhất nhóm là POW cũng đã đảo chiều đỏ nhẹ.
Các nhịp rung lắc tại vùng giá đỏ vẫn chưa đủ kích thích dòng tiền trở lại một cách đột phá. Cục diện trên các nhóm Thép, Xây dựng, Bán lẻ, Nhựa, Cảng biển, Dệt may, Cao su, Mía đường... vẫn chưa có biến chuyển đáng kể.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 4,3 điểm (-0,29%) 1.475,49 điểm với thanh khoản 17.860 tỷ đồng trong đó giá trị khớp lệnh đạt 16.962 tỷ đồng. Khối ngoại vẫn duy trì bán ròng với giá trị 139 tỷ đồng trên HoSE chủ yếu trên CII, HSG trong khi VRE, HPG, VNM, HDB vẫn được mua ròng.
Tương tự trên HNX, gánh nặng trên IDC, KSF, PVS,... tiếp tục bị đào sâu khiến HNX-Index quay đầu giảm 1,5 điểm (-0,33%) xuống 454,71 điểm với thanh khoản 2.263 tỷ đồng.
Trong khi đó, UpCOM-Index tiếp tục nới rộng mức giảm lên mức 0,53 điểm (-0,47 điểm), đạt 111,07 điểm với thanh khoản hơn 1.400 tỷ đồng.
*****
Sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế rõ rệt trên nhiều nhóm ngành quan trọng như Bất động sản, Khu công nghiệp, Xây dựng, Dầu khí, Hàng không, Bán lẻ, Nhựa, Dệt may, Cảng biển...

 
Một vài cổ phiếu trụ khởi sắc kéo VN-Index xanh nhẹ (Ảnh minh họa)
 
Tâm lý thận trọng
 
Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào tuần mới với tâm lý khá thận trọng khi chứng khoán thế giới đang có những phản ứng tiêu cực trước tốc độ lây lan của Omicron tại Mỹ và Châu Âu. Chỉ số tương lai US30 tiếp tục giảm sau khi Dowjones đã mất hơn 500 điểm phiên cuối tuần trước. Các thị trường Châu Á cũng đang chìm trong sắc đỏ.
 
Bên bán gây áp lực trên diện rộng ngay sau ATO khiến VN-Index giảm điểm tuy nhiên sau đó đã được kéo trở lại sắc xanh nhờ một số cổ phiếu trụ. Những cái tên bị “bỏ rơi” trong phiên ETFs cơ cấu danh mục cuối tuần trước là VCB, MSN, VNM đã trở lại đúng thời điểm thị trường cần điểm tựa.
 
Nhóm Ngân hàng vẫn có sự chia rẽ nhất định khi VPB, TPB, STB, EIB, LPB hưởng ứng khá tích cực theo “anh cả” VCB trong khi BID, ACB, HDB, TCB, CTG, MBB,... vẫn đang “chần chừ”.
 
Điểm sáng đến từ nhóm Chứng khoán khi sắc xanh bao phủ trên hầu hết cổ phiếu như VND, SSI, HCM, VCI, MBS, AGR, BSI,... Nhiều cổ phiếu Thép như HPG, HSG, NKG, TLH, SMC,... cũng xanh nhưng mức tăng không lớn.
 
Chiều ngược lại, sắc đỏ lại chiếm ưu thế rõ rệt trên nhiều nhóm ngành quan trọng như Bất động sản, Khu công nghiệp, Xây dựng, Dầu khí, Hàng không, Bán lẻ, Nhựa, Dệt may, Cảng biển... Tuy nhiên, vẫn có một vài cổ phiếu đi ngược đáng chú ý như FRT, OGC, HAR,...
 
Thời điểm 10h sáng, VN-Index tạm tăng nhẹ 1,18 điểm (+0,08%) lên 1.480,97 điểm với thanh khoản hơn 8.200 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng hơn 154 tỷ đồng trên HoSE chủ yếu tập trung vào CII và HSG.
 
Trên HNX, các cổ phiếu vốn hóa lớn như THD, CEO, PTI, SHS,... khởi sắc đã cân lại ảnh hưởng của bộ đôi IDC, KSF. Chỉ số HNX-Index tạm thời tăng 0,23 điểm (+0,05%) lên 456,43 điểm với thanh khoản hơn 1.000 tỷ đồng.
 
Ngược lại, UpCOM-Index giảm 0,33 điểm (-0,3%) xuống 111,27 điểm với thanh khoản 757 tỷ đồng do ảnh hưởng của BSR.