• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 6:17:31 CH - Mở cửa
KDC: Liệu Kido đi theo 'vết xe đổ' trong mảng đồ uống giải khát?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 24/02/2021 2:51:01 CH
Trong quá khứ, Kido đã từng có khoảng thời gian đau buồn khi hợp tác thất bại với Nutifood hay Uni - President để phát triển các sản phẩm đồ uống, nước giải khát, sữa.
 
Báo cáo tài chính tháng 1/2021 của Tập đoàn Kido (KDC) cho thấy doanh thu thuần dự ước tháng 1 đạt khoảng 1.100 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với tháng 1/2020; lợi nhuận trước thuế ước đạt 90 tỷ đồng, tăng 342,4% so với cùng kỳ năm trước. 
 
Ban lãnh đạo Kido cho biết dù dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát ngay tại thời điểm cận Tết Nguyên đán, giai đoạn bán hàng cao điểm của các mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên, Tết cổ truyền vẫn là một dịp lễ lớn đối với người Việt Nam. Công ty Tường An có sự tăng trưởng mạnh về doanh thu các sản phẩm trong phân khúc trung và cao cấp, bộ sản phẩm quà biếu Tết của Dầu & Snacking cũng như sản phẩm hợp tác (Join promotion) với các công ty khác trong ngành thực phẩm đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ khách hàng và người tiêu dùng. 
 
Việc tái cấu trúc tập đoàn, sáp nhập công ty thành viên vào Kido, đẩy mạnh và khai thác hiệu quả hệ thống 2 kênh phân phối với 450.000 điểm bán trong ngành hàng khô và 120.000 điểm bán trong ngành hàng lạnh đã giúp thị phần của Kido trong lĩnh vực Kem tăng từ 41,4% năm 2019 lên 43,5% trong năm 2020. Tết năm nay Kido cũng đánh dấu sự hiện diện của mình trên thị trường bánh kẹo Việt khi đưa ra các sản phẩm mới vào tháng 12/2020. Sản phẩm bước đầu đã nhận được sự ủng hộ lớn từ đối tác và khách hàng.

 
Tập đoàn Kido liên doanh với Vinamilk thành lập công ty mang thương hiệu Vibev.
 
NĂM 2021 LẤN SÂN MẢNG NƯỚC GIẢI KHÁT, MỤC TIÊU LÃI TĂNG 91% 
 
Năm 2021, Tập đoàn Kido đặt kế hoạch doanh thu thuần 11.500 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2020. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 800 tỷ đồng, tăng 91,5% so với năm 2020. Trong đó, ngành dầu - vốn là ngành đóng góp phần lớn vào tăng trưởng trong tháng 1/2021, sẽ tiếp tục được đa dạng hoá sản phẩm, thông qua các công ty thành viên như Tường An và Kido Nhà Bè, Vocarimex, Kido hướng đến trở thành đơn vị dẫn đầu không chỉ trong ngành dầu ăn ở Việt Nam và mà còn các ngành hàng thực phẩm khác theo định hướng mở rộng của Tập đoàn.
 
Với ngành kem, hiện Kido đang dẫn đầu thị phần Kem tại Việt Nam với 43,5%. Theo đó, Tập đoàn tập trung vào mục tiêu giữ vững vị thế số 1 và gia tăng thị phần; Tiếp tục mở rộng thị trường; Phát triển sản phẩm theo xu hướng của giới trẻ; Chú trọng thực hiện các hoạt động kích hoạt thương hiệu phù hợp với tình hình mới; Đẩy mạnh sản phẩm ở phân khúc cao cấp và mở rộng đối tượng tiêu dùng. Tiến tới xây dựng Kem trở thành mặt hàng tiêu dùng thường xuyên và ưa thích của đại đa số người tiêu dùng.
 
Ở ngành hàng Snacking, sản phẩm ăn vặt, Trung thu, Bánh tươi, Kido sẽ tiếp tục nghiên cứu và nhanh chóng đưa ra thị trường các sản phẩm trong ngành Snacking; Ra mắt sản phẩm bánh tươi; Đẩy mạnh mảng kinh doanh bánh Trung thu. Dự kiến các sản phẩm trong ngành hàng Snacking cũng sẽ đóng góp phần lớn vào doanh thu và lợi nhuận hợp nhất của Tập đoàn.
 
Ngoài định hướng cụ thể của các ngành hàng hiện có, theo chiến lược của Ban lãnh đạo, sau khi tái cấu trúc toàn bộ hoạt động của Tập đoàn, Kido cũng sẽ tiếp tục khai thác hiệu quả hệ thống kênh phân phối, chính thức đưa ra thị trường các sản phẩm liên doanh với Vinamilk trong lĩnh vực nước giải khát phục vụ người tiêu dùng. Các sản phẩm liên doanh dưới thương hiệu Vibev gồm: sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nước giải khát không có gas có lợi cho sức khoẻ gồm các loại nước từ hạt, trà thảo mộc…dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 4/2021 và Kem. 
 
Đồng thời, Kido cũng lên kế hoạch nghiên cứu thị trường nhanh chóng tham gia vào thị trường cà phê. Các lĩnh vực mới trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu này kỳ vọng sẽ đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận hợp nhất của Tập đoàn trong năm 2021 cũng như những năm tiếp theo. 
 
TỪNG LỠ LÀNG VỚI MỐI LƯƠNG DUYÊN NƯỚC UỐNG GIẢI KHÁT
 
Trước đó, Tập đoàn Kido đã công bố Nghị quyết thông qua thành lập Công ty liên doanh với Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), theo tiết lộ thương hiệu công ty này là Vibev. Tổng vốn đầu tư ban đầu của Liên doanh là 400 tỷ đồng, trong đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido góp 196 tỷ đồng, tương đương 49% vốn và Vinamilk góp 204 tỷ đồng, tương đương 51% vốn. 
 
Trong quá khứ Kido đã từng bắt tay hợp tác với các công ty trong ngành sữa, giải khát nhằm hiện thực hoá mở rộng sang ngành đồ uống giải khát là Công ty Thực phẩm Dinh dưỡng Đồng Tâm (Nutifood) và tập đoàn nước giải khát đến từ Đài Loan Uni-President. 
 
Cụ thể, vào tháng 10 năm 2005, Kido đã thâu tóm thành công Công ty Nước giải khát Sài Gòn (TRI) với tỷ lệ sở hữu 35%, đây là doanh nghiệp thứ 9 lên sàn chứng khoán Tp.HCM, kinh doanh hiệu quả. Sau thời gian hỗ trợ TRI phát triển các sản phẩm nước giải khát, KDC bắt tay với Uni-President vào giữa năm 2007 để tăng thêm sức mạnh cho TRI, tuy nhiên, TRI bắt đầu thua lỗ từ đó và giải thể sau một thời gian rơi vào tay Kido và Uni-President. Kido cũng đã hoàn tất thoái vốn hoàn toàn khỏi Tribeco. 
 
Sau thất bại tại TRI với liên minh Uni-President, năm 2007, Kido tiếp tục bắt tay với Nutifood, trong liên minh này, thế mạnh bánh kẹo của Kido sẽ hỗ trợ các sản phẩm sữa của Nutifood và ngược lại. Tuy nhiên, sau 5 năm đầu tư, Kido buộc phải thoái vốn toàn bộ 18% cổ phần Nutifood, việc chuyển nhượng này Kido đã lỗ hàng chục tỷ đồng. 
 
Lần trở lại với mảng đồ uống giải khát trong liên minh với Vinamilk, trao đổi với báo giới, ban lãnh đạo Kido cho rằng đây là sự kết hợp giữa hai doanh nghiệp trong nước hướng đến xây dựng thương hiệu nước uống Việt Nam - Vibev. Tại Việt Nam, dung lượng thị trường đồ uống hiện đang vào mức 123.558 tỷ đồng, tức tăng 8,4% từ năm 2015. Con số này dự kiến tăng hơn 6% cho giai đoạn 2020-2023, với quy mô dự đạt 134.302 tỷ đồng. Riêng nước giải khát không ga chứng kiến sự tăng mạnh, từ mức 29.694 tỷ doanh thu (năm 214) lên 50.782 tỷ đồng vào năm 2019. 
 
Một khi hợp tác với Vinamilk, Kido sẽ được hưởng lợi thế tại các thị trường xuất khẩu của Vinamilk, ngược lại, Vinamilk cũng sẽ được lợi nhờ hệ thống phân phối của Kido. Liên doanh Vibev đồng thời sẽ nhận được sức mạnh về tài chính, quản trị kinh doanh của cả “bố mẹ” Vinamilk và Kido. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Kido không được phép quên bài học trong quá khứ, đã từng có khoảng thời gian đau buồn khi hợp tác thất bại với Nutifood hay Uni - President để phát triển các sản phẩm đồ uống, nước giải khát. 
 
Mặc dù dư địa trong ngành nước giải khát, đồ uống không có ga còn lớn song thị trường vốn đã có những ông lớn hiên ngang như Suntory Pepsico Việt Nam với sản phẩm trà Lipton, Trà Ô Long Tea, nước uống Goodmood, nước trái cây Tropicana, Sting; Tân Hiệp Phát với các sản phẩm như Trà xanh không độ,  Trà thanh nhiệt Dr Thanh, Trà sữa Macchiato Không Độ,  Nước tăng lực Number 1 Chanh, Dâu, nước ép trái cây Number 1 Juicie, sữa đậu nành Number 1 Soya, sữa đậu xanh Number 1 Soya, nước tinh khiết Number 1, nước uống vận động Number 1 Active, trà Ô Long Không Độ Linh Chi, Trà Bí đao collagen… hay các doanh nghiệp lớn khác cùng ngành như Coca-Cola, URC Việt Nam. Ở ngành hàng cà phê, áp lực của Vibev còn phải cạnh tranh với Vinacafe Biên Hoà, Trung Nguyên Legend…
 
Trong khi đó, chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng đối với nhóm đồ uống cà phê, nước giải khát giảm đi do tác động của đại dịch Covid 19, theo báo cáo của Vietnam Report. Trong đó, nước giải khát chỉ đứng sau bia, rượu nhu cầu giảm đi lên đến 60%. Khảo sát người tiêu dùng của Vietnam Report còn chỉ ra rằng trên 50% khách hàng đã chi tiêu nhiều hơn cho các thực phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hữu cơ, thực phẩm sạch và lành mạnh… Do đó, các doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh công suất cho phù hợp.