• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 3:50:11 SA - Mở cửa
Hàng loạt cổ phiếu ngành dầu khí bùng nổ theo đà tăng của giá dầu
Nguồn tin: Vietnam+ | 10/03/2021 9:33:30 SA
Giám đốc cao cấp Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam cho rằng, cổ phiếu ngành dầu khí sẽ là một trong những nhóm cổ phiếu thu hút dòng tiền và sự quan tâm của nhà đầu tư trong thời gian tới.
 
 
Bất chấp thị trường “lình xình” có những phiên giảm điểm mạnh, từ đầu tháng 2/2021 đến nay, nhóm cổ phiếu dầu khí vẫn bền bỉ tăng theo kỳ vọng giá dầu thế giới sẽ phục hồi trong năm 2021.
 
Chốt phiên giao dịch ngày 9/3, cổ phiếu PVD của Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí đóng cửa ở mức 24.500 đồng/cổ phiếu.
 
Dù giảm 4,5% so với phiên trước đó, tuy nhiên cổ phiếu này đã có chuỗi tăng giá khá ấn tượng khi tăng hơn 48% so với phiên đầu tháng 2/2021.
 
Khối lượng giao dịch có phiên ghi nhận con số kỷ lục trên 28 triệu đơn vị, tăng gần 3 lần so với trung bình các phiên trước đó.
 
Trên sàn UPCOM, cổ phiếu BSR của Công ty cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn ghi nhận đợt tăng giá khá mạnh mẽ, khi tăng hơn 73% thị giá chỉ sau hơn một tháng, từ 9.000 đồng/cổ phiếu tại ngày 1/2/2021 lên 15.600 đồng/cổ phiếu đóng cửa ngày 9/3.
 
Kèm theo đó, thanh khoản giao dịch bùng nổ, có phiên giao dịch lên tới trên 36 triệu đơn vị.
 
Tương tự, các cổ phiếu khác trong ngành dầu khí cũng có sự tăng mạnh mẽ về thị giá nhờ được hưởng lợi từ giá dầu tăng.
 
Chẳng hạn như cổ phiếu GAS của Tổng Công ty Khí Việt Nam tăng gần 25%; PVS của Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam tăng hơn 53%; PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tăng 16,7%...
 
Vốn là ngành “nhạy cảm” với giá nguyên liệu, việc dòng cổ phiếu dầu khí phản ứng tích cực trước những tín hiệu mới là điều dễ hiểu.
 
Ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cao cấp Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam cho rằng, cổ phiếu ngành dầu khí sẽ là một trong những nhóm cổ phiếu thu hút dòng tiền và sự quan tâm của nhà đầu tư trong thời gian tới.
 
Theo ông Phương, nhóm cổ phiếu dầu khí thường phụ thuộc lớn vào yếu tố giá dầu thế giới.
 
Trong khi đó, các yếu tố địa chính trị cho thấy khuynh hướng hỗ trợ giá dầu tăng, nhất là khi các nước sản xuất dầu đồng thuận cắt giảm khối lượng để duy trì mức giá bán hợp lý.
 
Thêm vào đó, nền kinh tế thế giới dự kiến sẽ phục hồi trở lại khi vaccine COVID-19 đang bắt đầu “phủ sóng” ở nhiều quốc gia, cũng như chính sách duy trì lãi suất thấp của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ sẽ củng cố thêm niềm tin của giới đầu tư.
 
Nhu cầu sử dụng dầu thô theo đó sẽ còn tăng và được hưởng lợi trong thời gian tới.
 
Trong báo cáo chiến lược đầu tư tháng Ba mới phát hành, các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, giá của nhiều loại hàng hóa trên thế giới đã tăng cao trong giai đoạn vừa qua và diễn biến này sẽ chưa sớm chấm dứt.
 
Theo VDSC, các bất ổn trên diện rộng trong nguồn cung của nhiều loại hàng hóa. Trong khi đó, sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ.
 
Diễn biến từ chiến dịch tiêm chủng vaccine trên toàn cầu cũng đang tiếp thêm kỳ vọng về sự phục hồi của các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Thêm vào đó, các yếu tố mang tính cấu trúc như lãi suất thấp, các gói kích thích tài khóa tiếp theo khiến đồng USD yếu.
 
Theo đó, ý tưởng đầu tư trong tháng Ba của VDSC bao gồm những doanh nghiệp có thể hưởng lợi trực tiếp từ xu hướng tăng của giá hàng hóa hoặc thông qua khả năng điều chỉnh giá bán tăng tương ứng hoặc hơn mức tăng của giá nguyên vật liệu đầu vào; trong đó có ngành dầu khí.
 
Theo báo cáo ngành dầu khí mới đây của Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (PHS), trong năm 2020, giá dầu Brent trung bình ở mức 43,2 USD/thùng và có lúc xuống còn 20 USD/thùng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 làm nhu cầu dầu giảm mạnh.

 
Một góc nhà máy Lọc dầu Dung Quất (thuộc BSR). (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
 
Tuy nhiên, giá dầu đã phục hồi về mức 65 USD/thùng vào ngày 26/2/2021, do nhu cầu phục hồi và cung dầu bị gián đoạn của bang Texas (Mỹ) vì ảnh hưởng của thời tiết.
 
Trong năm 2021, giá dầu Brent được kỳ vọng sẽ ở mức trung bình 60 USD/thùng. Lợi nhuận của các doanh nghiệp dầu khí theo đó cũng sẽ phục hồi trở lại trong năm 2021 tùy thuộc vào loại hình hoạt động của doanh nghiệp.
 
Theo PHS, các công ty thượng nguồn sẽ phản ứng chậm hơn với những thay đổi của giá dầu. Trong năm 2020, doanh thu các công ty thượng nguồn tăng 17,5% so với năm trước đó, trong khi lợi nhuận giảm 6,6%.
 
Các công ty thượng nguồn đối mặt với những khó khăn khi các công ty khai thác dầu khí cắt giảm phần lớn vốn đầu tư vào các dự án mới, chỉ duy trì các dự án đã được triển khai như Sao Vàng CPP, Đại Nguyệt, GALLAF-AI Shaheen và dự án LNG Thị Vải.
 
Trong năm 2021, với kỳ vọng giá dầu phục hồi ở mức trung bình 60 USD/thùng, tuy nhiên, các chuyên gia của PHS cho rằng, các dự án đầu tư lớn sẽ chưa được thực hiện sớm trong năm 2021.
 
Các công ty thượng nguồn như Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam, Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí chỉ tiếp tục thực hiện các hợp đồng đã ký. Theo đó, dự phóng doanh thu và lợi nhuận các công ty thượng nguồn tăng ở mức 9% so với năm 2020, lợi nhuận sau thuế tăng trưởng chậm hơn ở mức 8,2%.
 
Cũng theo PHS, lợi nhuận của các công ty trung nguồn nhạy cảm với giá dầu. Tuy nhiên, Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS) có khả năng đàm phán giá khí và dịch vụ vận chuyển khí, giúp GAS có mức biên lợi nhuận ổn định hơn.
 
Trong năm 2020, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của GAS giảm lần lượt 15,5% và 34,4% so với năm 2019.
 
Trong năm 2021, doanh thu và lợi nhuận của GAS dự phóng tăng trưởng lần lượt là 12,1% và 37,4% so với 2020. GAS sẽ được hưởng lợi từ xu hướng đầu tư kho cảng LNG Thị Vải (bắt đầu hoạt động vào quý 3/2022), ngoài ra có các kho Sơn Mỹ (Bình Thuận), LNG Hải Phòng, Long An.
 
Việc khai thác các mỏ khí mới sẽ mang lại lợi nhuận tăng trưởng ổn định cho GAS trong tương lai dài hạn.
 
Đối với các doanh nghiệp hạ nguồn vốn rất nhạy cảm với biến động giá dầu. Năm 2021, PHS kỳ vọng doanh thu Công ty cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn đạt 96.258 tỷ đồng, tăng 66% so với 2020 do kỳ vọng giá dầu phục hồi.
 
Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã thực hiện xong đợt bảo hành định kỳ năm 2020, kỳ vọng sản lượng sẽ phục hồi 13% về mức 6,7 triệu tấn sản phẩm trong năm 2021.
 
Đối với các công ty phân phối xăng dầu, PHS kỳ vọng kết quả kinh doanh của PLX và Tổng công ty Dầu Việt Nam (OIL) sẽ phục hồi trong năm 2021 khi giá dầu cải thiện. Lợi nhuận sau thuế của PLX dự phóng tăng tưởng 228% trong năm 2021./.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức