• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 9:40:49 CH - Mở cửa
HoSE tiếp tục 'nghẽn' lệnh, VN-Index giảm hơn 6 điểm
Nguồn tin: Người đồng hành | 09/03/2021 3:40:00 CH
15h00
 
Tương tự như các phiên trước, tình trạng lỗi, nghẽn lệnh tiếp tục diễn ra sớm trên sàn HoSE, VN-Index giảm 6,3 điểm (-0,54%) xuống 1.161,97 điểm. Toàn sàn có 187 mã tăng, 266 mã giảm và 59 mã đứng giá. HNX-Index tăng 1,41 điểm (0,54%) lên 264,83 điểm. Toàn sàn có 101 mã tăng 101 mã giảm và 59 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,12 điểm (0,15%) lên 79,54 điểm.
 
Thanh khoản thị trường cao hơn so với phiên trước. Tổng khối lượng giao dịch đạt 878,8 triệu cổ phiếu, trị giá 18.623 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 1.400 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh trên HoSE với giá trị hơn 1.100 tỷ đồng.

 
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
 
11h30
 
Về cuối phiên sáng, một số cổ phiếu ngân hàng gồm VPB, ACB, HDB hay TCB hồi phục trở lại và góp phần giúp thu hẹp đà tăng của VN-Index.
 
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 5,49 điểm (-0,47%) xuống 1.162,78 điểm. Toàn sàn có 158 mã tăng, 293 mã giảm và 52 mã đứng giá. HNX-Index tăng 1,97 điểm (0,75%) lên 265,39 điểm. Toàn sàn có 73 mã tăng, 108 mã giảm và 56 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (0,14%) lên 79,53 điểm.
 
Thanh khoản thị trường cao hơn so với cùng thời điểm phiên trước, tổng khối lượng giao dịch đạt 669 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch ở mức 13.838 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 577 tỷ đồng.
 
Khối ngoại bán ròng hơn 760 tỷ đồng trên HoSE chỉ trong phiên sáng và vẫn tập trung vào VNM, POW, HSG, HPG...

 
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
 
10h10
 
Nhóm cổ phiếu xi măng đồng loạt bứt phá, trong đó, HOM được kéo lên mức giá trần. BCC tăng 6,2% lên 10.200 đồng/cp, HT1 tăng 4% lên 18.000 đồng/cp, BTS tăng 2% lên 5.000 đồng/cp.
 
VN-Index hiện tại vẫn giảm 12,04 điểm (-1,03%) xuống 1.156,23 điểm. HNX-Index vẫn tăng 1,95 điểm (0,74%) lên 265,37 điểm. HNX-Index đi ngang với 79,42 điểm.
 
9h30
 
Thị trường mở cửa phiên giao dịch ngày 9/3 với sắc đỏ bao trùm lên nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Các mã như VIC, GVR, MSN, HDB, MBB, VRE... đều đồng loạt giảm sâu và tạo áp lực đẩy VN-Index lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Trong đó, VIC giảm đến 3,5% xuống 102.300 đồng/cp. GVR giảm 2,4% xuống 28.700 đồng/cp, MSN giảm 2,7% xuống 85.000 đồng/cp.
 
Nhóm cổ phiếu dầu khí gồm PVD, PVS hay GAS điều chỉnh giảm sâu do giá dầu thế giới đi xuống. PVD giảm 3,9% xuống 24.700 đồng/cp, PVS giảm 2,4% xuống 24.600 đồng/cp, GAS giảm 1,6% xuống 93.500 đồng/cp.
 
Hiện tại, VN-Index giảm 16,1điểm (-1,38%) xuống 1.152,17 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 79,4 triệu cổ phiếu, trị giá 1.745 tỷ đồng. HNX-Index tăng 1,26 điểm (0,48%) lên 264,68 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 30,9 triệu cổ phiếu, trị giá 417 tỷ đồng. UPCoM-Index giảm 0,49 điểm (-0,62%) xuống 78,93 điểm.

Thị trường tiếp tục diễn biến giằng co rung lắc trong phiên 8/3 và sàn HoSE tiếp tục rơi vào trạng thái nghẽn lệnh ở nửa sau của phiên chiều. Dòng vốn ngoại sàn HoSE có phiên bán ròng thứ 12 liên tiếp với giá trị lên đến 1.247 tỷ đồng (giảm nhẹ 7,4% so với phiên cuối tuần trước). Tính chung cả 12 phiên giao dịch vừa qua, khối ngoại sàn này bán ròng tổng cộng 7.065 tỷ đồng.
 
Theo Chứng khoán BIDV (BSC), VN-Index nhiều khả năng vận động tích lũy trong vùng 1.160-1.200 điểm trong các phiên giao dịch tới.
 
Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục có diễn biến giằng co với sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu ở bên dưới vùng kháng cự 1.185-1.200 điểm trong những phiên kế tiếp.
 
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
 
Chốt phiên 8/3, Dow Jones tăng, Nasdaq và S&P 500 giảm. Dow Jones tăng 306,14 điểm, tương đương 0,97%, lên 31.802,44 điểm, trong phiên có lúc lên cao nhất lịch sử 32.148,04 điểm. S&P 500 giảm 20,59 điểm, tương đương 0,54%, xuống 3.821,35 điểm. Nasdaq giảm 310,99 điểm, tương đương 2,41%, xuống 12.609,16 điểm, thấp hơn 10,6% so với đỉnh hôm 12/2 và rơi vào vùng điều chỉnh (giảm hơn 10% so với đỉnh gần nhất).
 
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương hầu hết giảm trong phiên 8/3. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 1,51%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 0,42%. Cổ phiếu ngân hàng giữ được xu hướng tăng từ sáng như Mitsubishi UFJ Financial Group tăng 2,83%, Sumitomo Mitsui Financial Group tăng 2,14%, Nomura tăng 3,17%. Chỉ số Topix giảm 0,14%. Thị trường Trung Quốc đi xuống với Shanghai Composite giảm 0,35%, Shenzhen Component giảm 1,06%. Hang Seng của Hong Kong giảm 1,03%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1%. ASX 200 của Australia tăng 0,43%, mọi lĩnh vực đều giao dịch trong sắc xanh.
 
Giá dầu Brent tương lai giảm 1,12 USD, tương đương 1,6%, xuống 68,24 USD/thùng. Trong phiên giao dịch châu Á, giá dầu Brent tương lai chạm 71,38 USD/thùng, cao nhất kể từ ngày 8/1/2020. Giá dầu WTI tương lai giảm 1,04 USD, tương đương 1,6%, xuống 65,05 USD/thùng, đỉnh trong phiên là 67,98 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 10/2018. Giá hai loại dầu trước đó đã tăng 4 phiên liên tiếp.