15h00
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 8,11 điểm (0,7%) lên 1.170,08 điểm. Toàn sàn có 279 mã tăng, 177 mã giảm và 59 mã đứng giá. HNX-Index tăng 2,27 điểm (0,86%) lên 267,1 điểm. Toàn sàn có 113 mã tăng, 82 mã giảm và 68 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,7 điểm (0,88%) lên 80,24 điểm.
Giá trị khớp lệnh giảm so với phiên trước và ở mức 16.281 tỷ đồng. Tổng khối lượng giao dịch đạt 942 triệu cổ phiếu, trị giá 21.239 tỷ đồng.
ACB có giao dịch thỏa thuận hơn 100 triệu cổ phiếu ở mức giá 32.000 đồng/cp, tương ứng giá trị giao dịch lên đến 3.200 tỷ đồng.
Khối ngoại dù duy trì trạng thái bán ròng trên HoSE nhưng giá trị giảm đáng kể xuống còn 470 tỷ đồng.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
13h20
Bước sang phiên chiều, thị trường giao dịch khởi sắc hơn khi nhiều cổ phiếu lớn đặc biệt là nhóm ngân hàng bứt phá, trong đó, SHB tăng 3,2%, ACB tăng 2,5%, MBB tăng 2,2%, CTG tăng 1,3%...
Hiện tại, VN-Index tăng 8,07 điểm (0,69%) lên 1.170,02 điểm.
11h30
Về cuối phiên sáng, diễn biến trên thị trường có phần tích cực hơn khi nhiều cổ phiếu lớn tăng giá tốt và giúp kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu, trong đó, ACB tăng 2% lên 32.700 đồng/cp và khớp lệnh hơn 9 triệu cổ phiếu. ACB có giao dịch thỏa thuận gần 78 triệu cổ phiếu, trị giá gần 2.500 tỷ đồng. Các mã như FPT, VHM, MBB, VCS... cũng đồng loạt tăng giá.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 4,39 điểm (0,38%) lên 1.166,36 điểm. Toàn sàn có 232 mã tăng, 217 mã giảm và 53 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,58 điểm (0,22%) lên 265,41 điểm. Toàn sàn có 85 mã tăng, 99 mã giảm và 54 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,44 điểm (0,55%) lên 79,98 điểm.
Thanh khoản thị trường rất cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 631 triệu cổ phiếu, trị giá 14.366 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 2.967 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng khoảng hơn 300 tỷ đồng trên sàn HoSE ở phiên sáng.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
9h45
Đầu phiên giao dịch ngày 10/3, diễn biến rung lắc tiếp tục xảy ra, trong đó, nhiều cổ phiếu lớn như NVL, BCM, HPG, HDB... đều bị kéo xuống dưới mốc tham chiếu, trong đó, NVL giảm 2,1% xuống 80.300 đồng/cp, BCM giảm 1,6% xuống 57.000 đồng/cp.
Nhóm cổ phiếu dầu khí vẫn biến động tiêu cực cùng chiều với giá dầu thô thế giới. PVD giảm 2% xuống 24.000 đồng/cp, GAS giảm 1,7% xuống 92.100 đồng/cp, PVS giảm 0,8% xuống 23.800 đồng/cp, PLX giảm 0,9% xuống 56.000 đồng/cp.
Ở chiều ngược lại, FPT, HBC, CTD, VPB, VHM, SAB... đang nhích lên trên mốc tham chiếu và giúp nâng đỡ thị trường chung.
Hiện tại, VN-Index giảm 2,05 điểm (-0,18%) xuống 1.159,92 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 132 triệu cổ phiếu, trị giá 3.112 tỷ đồng. HNX-Index 0,63 điểm (-0,24%) xuống 264,22 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 41,7 triệu cổ phiếu, trị giá 571 tỷ đồng UPCoM-Index tăng 0,13 điểm (0,16%) lên 79,67 điểm.
Dragon Capital dự báo thị trường sẽ đi ngang tích lũy tại vùng 1.150 điểm, định giá thị trường vẫn duy trì ở mức hấp dẫn.
VN-Index rung lắc với việc nhiều cổ phiếu trụ cột bị bán mạnh trong phiên 9/3, bên cạnh đó, tình trạng nghẽn lệnh ở sàn HoSE vẫn diễn ra. Giao dịch trên 2 sàn HNX và UPCoM vẫn diễn ra tích cực.
Điểm tiêu cực của thị trường vẫn là dòng vốn ngoại duy trì trạng thái bán ròng rất mạnh với giá trị 1.150 tỷ đồng.
Theo Chứng khoán BIDV (BSC), VN-Index có thể sẽ giằng co trong khu vực 1.150-1.170 trong những phiên tới.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng chu kỳ đi ngang của thị trường vẫn chưa chấm dứt và xu hướng chung vẫn chưa rõ ràng hơn. Tuy nhiên mức độ phân hóa càng ngày càng nhiều ở thị trường.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 9/3, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều tăng. Dow Jones tăng 30,3 điểm, tương đương 0,1%, lên 31.832,74 điểm, trong phiên có lúc chạm đỉnh lịch sử 32.150,32 điểm. S&P 500 tăng 54,09 điểm, tương đương 1,42%, lên 3.875,44 điểm. Nasdaq tăng 464,66 điểm, tương đương 3,69%, lên 13.073,83 điểm, phiên tăng mạnh nhất kể từ ngày 4/11.
Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản tăng 0,01%. Tại Nhật Bản tăng điểm với Nikkei 225 tăng 0,99%, Topix tăng 1,27%. Cổ phiếu ngân hàng và xe hơi tại Nhật Bản tăng giá. Thị trường Trung Quốc bị bán mạnh với Shanghai Composite giảm 1,82%, Shenzhen Component giảm 2,8%. Hang Seng của Hong Kong tăng 0,24%. Kospi của Hàn Quốc giảm sâu với Kospi giảm 0,67% và Kosdaq mất 0,93%. ASX 200 của Australia tăng 0,47%.
Chốt phiên 9/3, giá dầu Brent, WTI đều giảm. Giá dầu Brent tương lai giảm 72 cent, tương đương 1,06%, xuống 67,52 USD/thùng, giá cao nhất phiên là 69,33 USD/thùng. Ngày 8/3, giá dầu Brent tương lai có lúc chạm 71,38 USD/thùng, cao nhất kể từ ngày 8/1/2020. Giá dầu WTI giảm 1,04 USD, tương đương 1,6%, xuống 64,01 USD/thùng sau khi lên cao nhất kể từ tháng 10/2018 phiên trước đó.