Tôm đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản, chiếm đến 45% kim ngạch xuất khẩu và tôm giống cũng đang được xem là yếu tố nền tảng và quan trọng hàng đầu.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tôm từ 1/1 - 15/2/2021 đạt 800,97 triệu USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2020. Top 5 thị trường xuất khẩu chính, gồm: khối thị trường CPTPP, Mỹ, EU, Hàn Quốc và Trung Quốc. Trong đó có 4 thị trường tăng trưởng tốt, riêng thị trường Trung Quốc giảm đến 2 con số.
Cụ thể, khối thị trường CPTPP đạt 248,588 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2020; thị trường Mỹ đạt 152,437 triệu USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ, EU đạt 88,33 triệu USD, tăng 9,3%, Hàn Quốc đạt 75,917 triệu USD, tăng 8,4%, thị trường Trung Quốc chỉ đạt 58,87 triệu USD, giảm 12,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Nhu cầu tôm giống tăng mạnh
Thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhưng người nuôi tôm vẫn chưa an tâm vì chất lượng con giống, vì nghề nuôi thủy sản con giống đóng vai trò quyết định vụ nuôi thành công hay thất bại, thế nhưng việc sản xuất con giống đang gặp khó khăn tại nhiều địa phương, chưa kể việc đầu tư cho lĩnh vực này còn nhiều bất cập.
Đơn cử tỉnh Cà Mau - địa phương nuôi có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước. Hiện toàn tỉnh có trên 280.000 ha nuôi tôm, chiếm 94% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh và gần 40% diện tích nuôi tôm cả nước. Do vậy, nhu cầu tôm giống của địa phương mỗi năm khoảng 19 tỷ tôm sú và 8,5 tỷ tôm thẻ chân trắng nhưng tỉnh Cà Mau chỉ có 874 cơ sở sản xuất giống tôm sú, và 1 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng với sản lượng khoảng 9- 10 tỷ con giống tôm sú/năm, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu, còn lại phải nhập từ các tỉnh ngoài.
Dẫn đến việc nhiều người nuôi mua phải tôm giống kém chất lượng khi thả một thời gian tôm bị chết hoặc mắc một số các loại dịch bệnh. Vì vậy, những hộ nuôi thủy sản mong muốn các cơ quan chức năng kiểm tra chặt chẽ chất lượng tôm giống trên địa bàn tỉnh, loại bỏ tôm giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nguồn giống thủy sản tại chỗ, đáp ứng được chất lượng và giảm giá thành.
Cần đáp ứng nguồn tôm giống chất lượng
“Nếu tại địa phương có thể tự cung cấp nguồn tôm giống chất lượng thì người nuôi sẽ thuận lợi đủ đường. Bởi, mỗi khi vào vụ nuôi dù đã liên hệ với các trại giống nhưng vẫn phải mất 10 – 15 ngày mới nhận được con giống. Thất thoát về số lượng bị ảnh hưởng đáng kể do khoảng cách xa... và thực tế cho thấy, khi nhập các loại giống thủy sản, chất lượng con giống khó được kiểm soát. Từ đó dẫn đến giống thả nuôi sau thời gian ngắn dễ bị nhiễm bệnh, chết kéo dài, gây thất thu lớn và ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng tôm”, người nuôi tôm ở Cà Mau cho biết.
Đứng trước nhu cầu đa dạng nguồn tôm giống dòng tăng trưởng chất lượng cao và tạo điều kiện để người nuôi tôm có vụ mùa bội thu, mới đây công ty TNHH Grobest Việt Nam đã hợp tác cùng 5 cơ sở sản xuất tôm giống hàng đầu tại Việt Nam, như Trường Thịnh, Nam Mỹ, Lê Xuân Bảy, Trần Hậu Điển và Shrimpvet.
Ông Nguyễn Văn Khánh, Giám đốc Bộ phận Tư vấn Dịch vụ kỹ thuật Grobest Việt Nam chia sẻ: “Tôm giống được xem là yếu tố nền tảng và quan trọng hàng đầu quyết định mùa vụ thành công. Tuy nhiên, người nuôi tôm Việt chưa có nhiều cơ hội tiếp cận và lựa chọn nguồn tôm giống chất lượng. Grobest đã mang đến chương trình hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn dinh dưỡng, phối hợp cùng các cơ sở sản xuất tôm giống uy tín nhằm giúp khách hàng tiếp cận nguồn tôm giống dòng tăng trưởng chất lượng cao phục vụ cho người sản xuất. Chúng tôi tin rằng, đây sẽ là cơ sở để các hộ nuôi Việt Nam có những vụ mùa bội thu trong tương lai”.
Các cơ sở sản xuất tôm giống được Grobest lựa chọn hợp tác là những đơn vị có nền tảng tốt trong sản xuất tôm giống và đã nhiều năm cung cấp tôm giống chất lương trên thị trường. Đồng thời, cơ sở sản xuất của các đơn vị hợp tác phải đảm bảo đáp ứng được những tiêu chuẩn mà Grobest đề ra.
Trong quá trình hợp tác, Grobest và các đơn vị đối tác thống nhất về nguồn tôm bố mẹ sử dụng, các tiêu chí về dinh dưỡng trong từng giai đoạn ấu trùng và tiêu chí sản phẩm Post Larva xuất bán. Grobest cũng thành lập đội ngũ kỹ thuật viên thường xuyên thăm và giám sát để đảm bảo chất lượng sản phẩm PL đầu ra theo các tiêu chí riêng.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Trường Thịnh cho biết, trong quá trình hợp tác với Grobest, Công ty đã tiếp cận thêm rất nhiều thông tin về dinh dưỡng trong sản phẩm tôm thẻ chân trắng. Bên cạnh đó, đội ngũ kỹ thuật viên của tập đoàn đã hỗ trợ Trường Thịnh rất nhiệt tình và sẵn sàng lắng nghe những chia sẻ dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi để tìm ra những phương án sản xuất giống phù hợp nhất.
Qua thực nghiệm, nguồn tôm giống do Grobest và các công ty tôm giống kết hợp sản xuất được chứng minh giúp tôm khỏe, sức đề kháng tốt trong giai đoạn quan trọng. Người nuôi tôm rút ngắn được thời gian nuôi trồng, tiết kiệm chi phí thức ăn… đặc biệt, tôm có khả năng đạt kính thước 30 con/kg trong 90 ngày. Với việc được gắn nhãn “Sản xuất theo tiêu chuẩn GROBEST” khi cung cấp ra thị trường, người nuôi tôm có thể dễ dàng phân biệt và chọn mua được tôm giống chất lượng mà không phải băn khoăn về nguồn gốc.
Cơ sở sản xuất tôm giống
Trong suốt 40 năm hoạt động trong lĩnh vực dinh dưỡng thuỷ hải sản Công ty Grobest sẽ kết hợp chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất tôm giống thực tế của các trang trại để giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất tôm giống dòng tăng trưởng hiệu quả, mang đến nguồn tôm giống chất lượng phục vụ cho người dân nuôi tôm trong.