• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 3:45:11 SA - Mở cửa
VNM: Từng là cổ phiếu ưa thích nhất, khối ngoại bán ròng liên tục Vinamilk
Nguồn tin: Người đồng hành | 25/03/2021 8:36:29 SA
Vinamilk là một trong những cổ phiếu bị khối ngoài rút ròng mạnh, khoảng 3.700 tỷ đồng từ đầu năm.
Arisaig Asia thoái vốn VNM do lo ngại về tăng trưởng chậm và hoạt động kinh doanh tiêu tốn nguồn lực nông nghiệp.
Thị trường nước ngoài và các hoạt động M&A chưa tạo nhiều tăng trưởng cho Vinamilk, trong khi cạnh tranh trong nước ngày càng gay gắt.
Vinamilk vẫn còn cuộc chạy đua mua cổ phần chi phối giữa Tập đoàn F&N và JC&C.
 
Vinamilk dần kém hấp dẫn với khối ngoại
 
Thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến khối ngoại rút ròng mạnh từ đầu năm chủ yếu ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, trong đó Vinamilk (HoSE: VNM) là bị rút ròng mạnh nhất với giá trị khoảng 3.700 tỷ đồng.
 
Cổ phiếu VNM từng là khoản đầu tư hiệu quả nhất đối với các nhà đầu tư nắm giữ lâu n khi giá cổ phiếu và kết quả kinh doanh ấn tượng sau khi lên sàn. Công ty có thập kỷ tăng trưởng lợi nhuận giai đoạn 2003-2013, nhưng sau đó lại gặp chính vấn đề tăng trưởng khi đã tối ưu về quy mô và chi phí trong khi ngành sữa cũng dần bão hòa.  
 
Trong thập niên tăng trưởng đó, VNM cũng là một trong những cổ phiếu sinh lời tốt nhất. Vị "thuyền trưởng" của Vinamilk, người có công gây dựng lên công ty sữa hàng đầu Việt Nam bà Mai Kiều Liên từng nói cổ phiếu VNM chia cổ tức cổ phiếu xong sẽ về giá cũ, dù mức chia 20-30% mỗi năm.

 
Giá cổ phiếu VNM dao động quanh vùng 100.000 đồng/cp từ 2018 đến nay. Đồ thị: Stockbiz.vn

 
Lợi nhuận Vinamilk tăng trưởng chậm từ năm 2017 trở lại đây. 
 
Dragon Capital đầu tư hơn chục năm tại Vinamilk nhưng dần bán ra cổ phiếu khi công ty gặp áp lực về tăng trưởng. Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) – quỹ 2 tỷ USD do Dragon Capital quản lý - lần đầu đưa Vinamilk ra khỏi top 10 danh mục vào cuối năm 2018. Trong khi giai đoạn 2011-2013, cổ phiếu sữa này từng chiếm gần 30% giá trị tài sản ròng của quỹ.
 
Tương tự với VOF - quỹ lớn nhất thuộc VinaCapital cũng vừa hạ tỷ trọng và đưa VNM ra khỏi top 10 khoản đầu tư lớn nhất cuối tháng 2 vừa qua. Vào thời điểm giữa năm 2017, Vinamilk là khoản đầu tư lớn nhất chiếm hơn 13% danh mục VOF.
 
Arisaig Asia Consumer Fund Limited cuối năm 2019 là cổ đông lớn thứ 5 tại công ty sữa đầu ngành với khoảng 1,65% cổ phần. Tuy nhiên đến giữa năm 2020, quỹ tuyên bố đã thoái toàn bộ gần 30 triệu cổ phiếu VNM.
 
Vinamilk là khoản đầu tư dài hạn và Arisaig Asia đã mua trong phiên đấu giá năm 2002 trước khi bán ra vào năm 2007. Sau cuộc khủng hoảng tài chính, quỹ mua lại cổ phần vào năm 2009 và kết thúc vị thế trong quý II/2020. Arisaig Asia ước tính tỷ suất sinh lợi bình quân 11 năm đầu tư là 20%/năm (tính theo USD).
 
Những thách thức tại công ty sữa đầu ngành
 
Khối ngoại rút vốn khỏi Vinamilk trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp nhiều thách thức về tăng trưởng, cạnh tranh từ các đối thủ năng động, cổ tức dần kém hấp dẫn hay các vấn đề về môi trường…Bên cạnh đó, Vinamilk tuy vẫn nằm trong số các cổ phiếu vốn hóa lớn nhất HoSE nhưng không còn chiếm tỷ trọng quá lớn như trước đây, khi hàng loạt các doanh nghiệp vốn hóa tỷ, chục tỷ USD khác lên sàn.
 
Arisaig Asia Consumer Fund nhận thấy ngành sữa Việt Nam đang dần bão hòa nhanh hơn so với dự tính ban đầu và tăng trưởng Vinamilk đang chậm lại ở các sản phẩm chính như sữa uống và sữa công thức dành cho trẻ em.
 
"Tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị công ty) là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên giá trị lâu dài của doanh nghiệp. Thông tin ESG rất quan trọng để có thể hiểu được về quản trị, chiến lược và chất lượng quản lý của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp đang quan tâm nhiều đến hoạt động này và ESG nhanh chóng trở thành xu hướng. Nhiều tổ chức lớn như Dragon Capital, Vietnam Holdings, Arisaig Partners… trong các báo cáo của mình đều đề cao tiêu chí ESG, sẵn sàng từ chối đầu tư vào các dự án hay doanh nghiệp chưa thỏa mãn điều kiện theo ESG."
 
Quỹ này còn cho rằng nguồn lực nông nghiệp (đất đai, nước…) chi cho việc duy trì đàn bò sữa quá tốn kém và đây là ngành hàng gây tổn hại đến môi trường nhiều nhất trong số các lĩnh vực đầu tư của quỹ. Các nhà khoa học thống kê nếu cắt giảm 50% tiêu thụ thịt đỏ và sữa trên toàn cầu có thể giảm sự nóng lên của trái đất 1,5 độ C. Các nhận định này không hàm chứa dự đoán chắc chắn về các tác động cụ thể; tuy nhiên các nhà phân tích của Arisaig Asia Consumer Fund vẫn ủng hộ việc bán cổ phần Vinamilk.
 
Đối mặt với thực trạng tăng trưởng 1 con số vài năm trở lại đây, Vinamilk đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu và thâu tóm doanh nghiệp để mở rộng quy mô.
 
Doanh nghiệp cho biết thời gian tới ưu tiên tìm kiếm các cơ hội mua bán sáp nhập (M&A) các công ty sữa tại quốc gia khác với mục đích mở rộng thị trường và tăng doanh số. Hoạt động đầu tư cũng được chú trọng khi sở hữu các công ty con chuyên sản xuất sữa như Driftwood Dairy (Mỹ) và Angkor Dairy (Campuchia), công ty kinh doanh nguyên liệu sữa Vinamilk Europe.
 
Tuy nhiên thị trường nước ngoài năm 2020 không tạo ra nhiều tăng trưởng cho công ty khi chỉ đóng góp 8.769 tỷ đồng doanh thu, tăng 30 tỷ đồng so với năm trước.
 
Hoạt động M&A nổi bật nhất trong năm qua là thương vụ thâu tóm GTNfoods, qua đó chi phối thương hiệu Mộc Châu Milk. Dù vậy với quy mô chưa đến 3.000 tỷ doanh thu, đóng góp từ sữa Mộc Châu không quá lớn trong cơ cấu doanh thu gần 60.000 tỷ đồng của Vinamilk.
 
Kế hoạch sáp nhập GTNfoods vào Vilico để phát triển mô hình chăn nuôi bò thịt quy mô lớn và dự án hợp tác với Kido cũng đang ở giai đoạn đầu, do vậy các mảng kinh doanh mới này nếu thành công cũng chỉ là động lực tăng trưởng trong dài hạn.
 
Ngành sữa bão hòa càng khiến cạnh tranh trong ngành cao hơn. Bên cạnh các đối thủ truyền thống như Nestle, Dutch Lady, TH True Milk, Abbott, các doanh nghiệp nội khác cũng đang phát triển năng động như Vitadairy hay sự vươn lên của Sữa Quốc tế… tăng nhiều áp lực cho việc duy trì vị thế của Vinamilk.
 
Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nói thêm giá sữa gầy/sữa nguyên kem (SMP/WMP) đã tăng lần lượt 8%/32% tính từ đầu năm do do nhu cầu lớn. Đơn vị phân tích dự báo chi phí bột sữa của Vinamilk sẽ tăng trung bình 15% trong năm 2021. Với giả định này và giá bán dự kiến tăng, VCSC dự phóng tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty sẽ giảm 80 điểm cơ bản vào năm 2021.
 
Dù kém hấp dẫn đi với các nhà đầu tư tài chính nhưng Vinamilk vẫn còn đó câu chuyện thoái vốn Nhà nước và cuộc chay đua mua cổ phần chi phối của Tập đoàn F&N và JC&C (thông qua Platinum Victory Pte). Hai tập đoàn này mua cổ phần VNM với những tầm nhìn dài hạn về chiếm lĩnh thị trường hơn là câu chuyện đầu tư tài chính.