15h00
Gần như toàn bộ thời gian trong phiên chiều sàn HoSE rời vào trạng thái "nghẽn" lệnh. Chốt phiên, VN-Index tăng 0,17 điểm (0,01%) lên 1.168,69 điểm. Toàn sàn có 264 mã tăng, 169 mã giảm và 67 mã đứng giá. HNX-Index tăng 4,03 điểm (1,58%) lên 259,8 điểm. UPCoM-Index tăng 0,53 điểm (,68%) lên 78,49 điểm.
Thanh khoản thị trường vẫn ở mức rất cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 867 triệu cổ phiếu, trị giá 18.724 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chỉ chiếm 1.267 tỷ đồng. Riêng sàn UPCoM, dòng tiền tiếp tục tập trung mạnh với khối lượng khớp lệnh lại lập kỷ lục với 113,4 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 1.215 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng đột biến 1.342 tỷ đồng trên HoSE và tập trung các cổ phiếu như POW, VNM,
11h30
VN-Index chốt phiên sáng giảm 2,57 điểm (-0,22%) xuống 1.165,95 điểm. Toàn sàn có 217 mã tăng, 225 mã giảm và 54 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,35 điểm (0,14%) lên 256,12 điểm. Toàn sàn có 82 mã tăng, 99 mã giảm và 61 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,2 điểm (0,26%) lên 78,16 điểm.
Nhiều cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ trên thị trường như STK, HAP, PGC, PVG,
PVC, KVC, PVM, PPI, PMH... đồng loạt được kéo lên mức giá trần.
Thanh khoản ở mức rất cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 677,5 triệu cổ phiếu, trị giá 15.200 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 553 tỷ đồng.
10h23
Hệ thống của HoSE có dấu hiệu bình thường trở lại cùng với đó, lệnh mua vào nhiều hơn giúp kéo hàng loạt cổ phiếu lớn tăng giá trở lại, các chỉ số vì vậy cũng đảo chiều. Trong đó,
GVR, MBB,
TPB, TCB, STB, PLX... đồng loạt tăng giá.
VN-Index hiện tăng 0,95 điểm (0,08%) lên 1.1169,47 điểm. HNX-Index tăng 0,7 điểm (0,27%) lên 256,25 điểm. UPCoM-Index tăng 0,19 điểm (0,24%) lên 78,15 điểm.
9h50
Tình trạng 'nghẽn, lỗi' lệnh diễn ra ngay từ đầu phiên, nhiều nhà đầu tư phản ánh lệnh đặt nhưng không gửi đi được. Thêm vào đó, hiển thị giá khớp lệnh hiện tại và giá bên mua, bán gần nhất cũng được phản ánh đang không chính xác.
VN-Index đang giảm 14,34 điểm (-1,23%) xuống 1.154,18 điểm. HNX-Index giảm 1,59 điểm (-0,62%) xuống 254,18 điểm. UPCoM-Index giarm 0,51 điểm (-0,65%) xuống 77,45 điểm.
Diễn biến giao dịch của VN-Index và VN30-Index. Nguồn: VNDirect.
9h35
Mở cửa phiên giao dịch ngày 5/3, sắc đỏ đã bao trùm lên nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và khiến các chỉ số lùi xuống dưới mốc tham chiếu, trong đó, VN-Index giảm sâu.
Hiện tại, các cổ phiếu như
TPB,
VCS,
VRE,
VCG,
HVN,
GVR,
VHM,
ACB,
SHB,
CTG... đều giảm trên 1%.
Chiều ngược lại, một số cổ phiếu thuộc nhóm ngành dầu khí vẫn giữ được sự tích cực nhờ đà tăng mạnh của giá dầu thế giới.
OIL tăng 11,3% lên 14.800 đồng/cp,
PVC tăng trần lên 10.400 đồng/cp,
BSR tăng 6,1% lên 15.700 đồng/cp,
POS tăng 5,1% lên 18.500 đồng/cp.
Hiện tại, VN-Index giảm 9,53 điểm (-0,82%) xuống 1.158,99 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 105 triệu cổ phiếu, trị giá 2.500 tỷ đồng. HNX-Index giảm 0,69 điểm (-0,27%) xuống 255,08 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 25 triệu cổ phiếu, trị giá 457 tỷ đồng. UPCoM-Index giảm 0,24 điểm (-0,31%) xuống 77,72 điểm.
Thị trường rung lắc mạnh trong phiên 4/3 trước bối cảnh tình trạng "nghẽn" lệnh diễn ra thường xuyên ở sàn HoSE. VN-Index có phiên giảm sâu với sắc đỏ bao trùm lên nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Trong khi đó, dòng tiền có dấu hiệu đổ vào 2 sàn HNX và UPCoM giúp giao dịch 2 sàn này diễn ra sôi động.
Khối ngoại có phiên bán ròng thứ 10 trên HoSE với giá trị 229 tỷ đồng, tính chung cả 10 phiên, dòng vốn ngoại sàn này bán ròng tổng cộng 4.500 tỷ đồng.
Nhà đầu tư "F0" vẫn ồ ạt mở tài khoản giao dịch chứng khoán trong tháng 2 bất chấp việc vướng kỳ nghỉ Tết. Nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 57.018 tài khoản giao dịch chứng khoán trong tháng 2 - cao thứ 3 lịch sử chỉ sau tháng 1 (86.017 tài khoản) và tháng 12/2020 (63.075 tài khoản).
Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đánh giá nhịp điều chỉnh này là cần thiết để giúp thị trường có thời gian tích lũy thêm xung lực.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) khuyến nghị nhà đầu tư nên tạm ngưng bán tháo và quan sát động thái của thị trường.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 4/3, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều giảm. Dow Jones giảm 345,95 điểm, tương đương 1,11%, xuống 30.924,14 điểm. S&P 500 giảm 51,25 điểm, tương đương 1,34%, xuống 3.768,47 điểm, giảm 4% so với đỉnh lịch sử lập hôm 12/2.Nasdaq giảm 274,28 điểm, tương đương 2,11%, xuống 12.723,47 điểm, mất 9,7% so với đỉnh lịch sử lập hôm 12/2. Nếu giảm 10%, Nasdaq rơi vào vùng điều chỉnh.
Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản giảm 1,9%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 2,13% còn Topix giảm 1,04%. Thị trường Trung Quốc đi xuống với Shanghai Composite giảm 2,05%, Shenzhen Component mất 3,458%. Hang Seng của Hong Kong giảm 2,15%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,28%. ASX 200 của Australia giảm 0,84%.
Chốt phiên 4/3, giá dầu Brent, WTI đều tăng. Giá dầu Brent tương lai tăng 2,67 USD, tương đương 4,2%, lên 66,74 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 67,75 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 1/2020. Giá dầu WTI tương lai tăng 2,55 USD, tương đương 4,2%, lên 63,83 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm đỉnh kể từ tháng 1/2020 ở 64,86 USD/thùng.