Tận dụng cổ phiếu thép tăng cao, SMC đã bán bớt cổ phiếu POM, TVN và TNS.
Sản lượng quý I của SMC tăng 12% nhưng giá vốn thấp giúp doanh số tăng 47%.
Theo BCTC quý I, Đầu tư thương mại
SMC (HoSE:
SMC) ghi nhận doanh thu thuần 5.070 tỷ đồng, tăng 47%. Lãi gộp đạt 432 tỷ đồng, tăng 154%. Biên lợi nhuận gộp tăng mạnh từ 4,9% lên 8,5%.
Mặt khác, doanh thu tài chính tăng từ 7 tỷ lên 31 tỷ đồng, chi phí tài chính giảm từ 91 tỷ về 63 tỷ đồng, lợi nhuận hoạt động khác cũng cải thiện từ 2 tỷ lệ 15 tỷ đồng. Trong khi, chi phí bán hàng và chi phí quản lý cùng tăng khoảng 130%.
Do vậy, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp thương mại thép đạt 216 tỷ đồng, gấp gần 15 lần cùng kỳ năm trước và ghi nhận mức cao nhất trong lịch sử hoạt động. So với kế hoạch năm dự kiến,
SMC thực hiện được 28% chỉ tiêu doanh thu và 72% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.
Đơn vị: tỷ đồng
Doanh nghiệp lý giải sản lượng tiêu thụ chỉ tăng 12% nhưng nhờ giá vốn thấp nên hiệu quả cao, doanh số tăng 47%. Đồng thời, công ty sử dụng vốn tiết kiệm, tăng vòng quay vốn và thoái bớt đầu tư giúp hoạt động tài chính khởi sắc.
Trong quý, doanh nghiệp ghi nhận 17,5 tỷ đồng doanh thu từ kinh doanh chứng khoán mà cùng kỳ năm trước không phát sinh. Trong bối cảnh cổ phiếu thép thi nhau tăng giá mạnh thời gian qua,
SMC đã tranh thủ bán bớt khoảng 360.000 cổ phiếu POM, 1 triệu cổ phiếu TVN. Doanh nghiệp duy trì tỷ lệ sở hữu tại Nam Kim (HoSE: NKG).
Nguồn: BCTC SMC quý I/2021.
Tại thời điểm cuối năm,
SMC có 7.952 tỷ đồng tổng tài sản, tăng thêm hơn 1.200 tỷ so với đầu năm, chủ yếu tăng trong hàng tồn kho (1.804 tỷ lên 2.855 tỷ đồng) và phải thu ngắn hạn của khách hàng (1.349 tỷ lên 2.064 tỷ đồng).
Doanh nghiệp tăng vay nợ ngắn hạn thêm 100 tỷ đồng lên 2.711 tỷ và phải trả người bán ngắn hạn thêm 600 tỷ lên 2.644 tỷ đồng.
Cổ phiếu
SMC chốt phiên 19/4 ở vùng giá 35.000 đồng/cp, tăng 75% tính từ đầu năm.