15h00
Áp lực bán bao trùm, nhiều cổ phiếu giảm giá đã khiến VN-Index chốt phiên giảm 7,49 điểm xuống 1.234,89 điểm, chấm dứt 8 phiên tăng điểm liên tiếp. Toàn sàn HoSE có 664 triệu cổ phiếu giao dịch, tương đương giá trị 14.500 tỷ đồng. Độ rộng thị trường thiên về hướng tiêu cực khi có 233 mã giảm giá và 167 mã tăng giá.
Nhóm ngân hàng giao dịch phân hóa khi VCB, BID, CTG, EIB, MBB, STB, VIB chìm trong sắc đỏ; ngược lại KLB, NVB, SHB, VPB, LPB, TPB tăng giá; ACB đứng tham chiếu. Nhóm VN30 có 20/30 mã giảm giá, giảm mạnh nhất phải kể đến MBB, VCB, BID, VIC.
HNX-Index tăng 0,91 điểm lên 293,75 điểm, thanh khoản đạt hơn 3.000 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,51 điểm lên 83,07 điểm, thanh khoản ghi nhận 1.500 tỷ đồng.
Những cổ phiếu được khối ngoại mua ròng gồm HPG, VIC, SSI, HDB, VRE…; trong khi bán ròng là VNM, DXG, BID, VPB…
Nguồn: SSI
11h30
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 8,42 điểm xuống 1233,96 điểm. Toàn sàn có 152 mã tăng giá, 61 mã tham chiếu và 258 mã đỏ. Thanh khoản đạt gần 600 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị 12.900 tỷ đồng.
Hàng loạt cổ phiếu lớn chìm trong sắc đỏ như BID, BVH, CTG, GAS, MWG, MSN, VIC… Giảm mạnh nhất là 3 cổ phiếu dòng ngân hàng VCB, BID và MBB.
HNX-Index cũng giảm 0,12 điểm xuống 292,72 điểm. Thanh khoản đạt 119 triệu cổ phiếu, tương ứng 1.860 tỷ đồng. UPCoM-Index giảm 0,01 điểm xuống 82,55 điểm.
10h20
Lực bán ngày càng gia tăng, 21/30 mã thuộc VN30 đã giảm giá. Chỉ còn vài cổ phiếu như KDH, VJC, VPB, NVL duy trì sắc xanh. Toàn sàn HoSE có 286 mã giảm giá, áp đảo số lượng tăng giá là 119.
VN-Index giảm hơn 9 điểm xuống 1233,36 điểm, thanh khoản đơn 8.000 tỷ đồng.
9h40
Mở cửa, VN-Index đã có lúc tăng hơn 4 điểm nhưng sau đó giảm lại. Sau 45 phút giao dịch, chỉ số chính thức đảo chiều giảm.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng khá phân hóa khi ACB, BID, CTG, EIB, STB, VPB tăng giá nhưng MBB, SHB, VCB, VIB giảm giá.
Hầu hết các cổ phiếu trong nhóm VN30 đều tăng đầu phiên nhưng sau đó đã quay đầu giảm. Toàn nhóm chỉ còn 14 mã tăng và 13 mã giảm.
Toàn sàn HoSE ghi nhận số lượng mã tăng giá áp đảo mã giảm giá với tỷ lệ 205/169. Khối lượng giao dịch hơn 200 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 4.200 tỷ đồng sau 45 phút giao dịch.
HNX-Index cũng tăng điểm đầu phiên và giảm lại sau 45 phút giao dịch. Toàn sàn có 70 mã tăng giá và 89 mã giảm giá. Thanh khoản ghi nhận hơn 700 tỷ đồng.
Sau phiên điều chỉnh vào buổi sáng thị trường đã nối lại đà tăng bất chấp khối ngoại trở lại bán ròng. Thị trường vẫn dao động ở vùng đỉnh và vẫn giữ được ngưỡng 1.230 điểm, xu hướng tăng vẫn tiếp diễn nhưng để vượt ngưỡng cản hiện tại thị trường cần thêm thông tin hỗ trợ hoặc sự đồng thuận từ các nhóm cổ phiếu lớn..
Theo BSC, khối ngoại bán ròng trở lại cùng với dòng tiền phân hóa sang nhóm cổ phiếu Midcap phản ánh đà tăng của VN-Index có thể chậm lại và tích lũy trong vùng 1.230-1.250 điểm.
MBS cho rằng có nhịp rung lắc ở vùng cản vẫn có thể tiếp diễn trong các phiên sắp tới.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 7/4, Dow Jones, S&P 500 tăng điểm trong khi Nasdaq giảm. Dow Jones tăng 16,02 điểm, tương đương 0,05%, lên 33.446,26 điểm.
S&P 500 tăng 6,01 điểm, tương đương 0,15%, lên 4.079,95 điểm, vượt đỉnh lịch sử 4.077,91 điểm thiết lập hôm 5/4.
Nasdaq giảm 9,54 điểm, tương đương 0,07%, xuống 13.688,84 điểm.
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương trái chiều trong phiên 7/4. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 0,22%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 0,12% còn Topix tăng 0,67%. Thị trường Trung Quốc đi xuống với Shanghai Composite giảm 0,1%, Shenzhen Component giảm 0,74%. Hang Seng của Hong Kong giảm 1,09%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,33%. ASX 200 của Australia tăng 0,61%, hầu hết lĩnh vực đều đi lên.
Chốt phiên 7/4, giá dầu Brent tương lai tăng 42 cent, tương đương 0,7%, lên 63,16 USD/thùng.
Giá dầu WTI tương lai tăng 10 cent, tương đương 0,2%, lên 59,43 USD/thùng.