• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.231,78 +3,45/+0,28%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:15:00 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.231,78   +3,45/+0,28%  |   HNX-INDEX   221,97   +0,21/+0,10%  |   UPCOM-INDEX   91,16   -0,34/-0,38%  |   VN30   1.289,79   +3,12/+0,24%  |   HNX30   469,92   +0,11/+0,02%
22 Tháng Mười Một 2024 12:25:00 CH - Mở cửa
Vì sao doanh thu của doanh nghiệp thủy sản tăng nhưng lợi nhuận giảm?
Nguồn tin: Vietnam+ | 29/05/2021 1:53:13 CH
Nhờ xuất khẩu phục hồi nên hầu hết các công ty đầu ngành thủy sản có doanh thu tăng trưởng mạnh nhưng lợi nhuận ròng lại giảm do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng và chi phí logistics cao.
 
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã thích ứng để nắm bắt cơ hội trong đại dịch COVID-19. Nhiều doanh nghiệp tăng được doanh thu nhờ giành được thị phần từ đối thủ cạnh tranh có sản lượng sản xuất bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh.
 
Song bên cạnh thuận lợi, doanh nghiệp thủy sản phải đối diện với thách thức từ giá nguyên liệu và chi phí logistics tăng cao khiến lợi nhuận bị “bào mòn."
 
Doanh thu tăng, lợi nhuận giảm
 
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), từ năm 2020 đến tháng 2/2021, hàng xuất khẩu của Việt Nam phải trải qua nhiều thách thức do gián đoạn chuỗi giá trị toàn cầu của dịch COVID-19.
 
Tuy nhiên, sự phục hồi đã diễn ra trong giai đoạn tháng 3 và 4/2021, khi xuất khẩu thủy sản tăng lần lượt 17% và 30% so với cùng kỳ năm trước.
 
Nhờ xuất khẩu phục hồi nên hầu hết các công ty đầu ngành thủy sản có doanh thu tăng trưởng mạnh, nhưng lợi nhuận ròng giảm do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng nhanh hơn so với giá bán bình quân và chi phí logistics cao hơn trong quý 1/2021.
 
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI), trong khi giá bán bình quân có thể tăng dần vào cuối năm, chi phí logistics cao dự kiến vẫn sẽ tiếp diễn.
 
Tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) - doanh nghiệp đầu ngành tôm, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 1/2021 của doanh nghiệp đạt 2.809 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 27 tỷ đồng, giảm mạnh tới 52%.
 
Theo SSI, với tỷ trọng doanh thu tôm nguyên liệu cao, chiếm tới 50% và mạng lưới khách hàng mạnh, MPC nên là doanh nghiệp hưởng lợi chính khi chiếm thị phần cao hơn ở Mỹ. Thực tế, MPC phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ khi thị trường này chiếm hơn 30% doanh thu của doanh nghiệp.
 
Tuy nhiên, MPC nhập khẩu một tỷ trọng nhỏ tôm Ấn Độ để chế biến (dưới 16% cho toàn ngành). Do đó, MPC phải chịu thuế chống bán phá giá đối với tôm Ấn Độ tại Mỹ. Một số cuộc điều tra này đã ảnh hưởng đến MPC trong quá khứ.
 
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của MPC khá biến động trong giai đoạn 2015-2020. Năm 2021, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận ròng đầy tham vọng ở mức 1.400 tỷ đồng, tăng 109% so với cùng kỳ.
 
SSI cho rằng MPC khó đạt được kế hoạch lợi nhuận sau thuế do chi phí logistics liên tục tăng cao. Thực tế, công ty thường không đạt được kế hoạch trong 5 năm qua.
 
Đối với Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FMC), quý 1/2021, doanh nghiệp có doanh thu thuần tăng 36% so với cùng kỳ, đạt 969 tỷ đồng. Dù vậy, lợi nhuận sau thuế lại giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 31 tỷ đồng.
 
Thị trường của FMC đa dạng hơn, với Nhật Bản đóng góp 28% doanh thu, EU là 29% và Mỹ chiếm 26%. Thế mạnh của FMC là tôm chế biến với 78% tổng sản lượng, điều này sẽ giúp công ty tiếp tục hưởng lợi từ nhu cầu ngày càng tăng đối với sản phẩm này tại Mỹ.
 
Vào tháng 4/2021, FMC có doanh thu tăng mạnh ở mức 46% so với cùng kỳ. Trong quý 1/2021, dù doanh thu tăng trưởng mạnh, nhưng chi phí nguyên liệu bao gồm tôm và thức ăn thủy sản cao hơn đã làm giảm tỷ suất lợi nhuận gộp từ 9,9% trong quý 1/2020 giảm xuống còn 7,7% trong quý I/2021. Chi phí logistic cũng tăng 72%, kéo theo lợi nhuận sau thuế giảm 23% so với cùng kỳ.
 
FMC có kế hoạch mở rộng 100% công suất trong giai đoạn 2021-2025. Năm 2021, FMC đặt kế hoạch doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 4.600 tỷ đồng và 250 tỷ đồng, đều tăng 6%so với cùng kỳ năm 2020. Theo SSI, đây là kế hoạch kinh doanh khá thận trọng.
 
Doanh nghiệp đầu ngành cá tra là Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) báo cáo quý 1/2021 có doanh thu thuần 1.788, lợi nhuận sau thuế là 132 tỷ đồng; tăng 9% về doanh thu nhưng giảm 14% về lợi nhuận.
 
VHC từ lâu đã là nhà xuất khẩu cá tra chiếm ưu thế trên thị trường với 45% thị phần tại Mỹ. Công ty cũng kỳ vọng sự phục hồi mạnh mẽ của cá tra tại Mỹ trong năm 2021. Nhu cầu collagen và gelatin vẫn tăng mạnh và VHC dự kiến đạt lợi nhuận tăng mạnh nhờ việc mở rộng công suất gần đây.
 
Lãnh đạo VHC cho biết trong năm nay, VHC dự kiến sẽ đa dạng hóa, trở thành một công ty F&B (kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng, ăn uống) có thể tạo ra dòng tiền bền vững hơn.
 
Thương vụ đầu tiên của Vĩnh Hoàn trong kế hoạch này là thâu tóm Công ty Xuất nhập khẩu Sa Giang, doanh nghiệp chuyên xuất khẩu bánh phồng tôm và gạo.
 
Đầu năm 2021, Vĩnh Hoàn cũng thành lập công ty trái cây Thành Ngọc có ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất nước ép từ rau quả và chế biến, bảo quản rau quả.
 
Ban lãnh đạo công ty nhấn mạnh, tất cả các dự án mới đều đang trong giai đoạn thử nghiệm và dự kiến sẽ không mang lại doanh thu và lợi nhuận ròng bổ sung cho tập đoàn trong năm 2021.
 
Về kế hoạch kinh doanh năm 2021, VHC đặt kế hoạch doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 8.600 tỷ đồng tăng 22% so với cùng kỳ và 700 tỷ đồng giảm 2,6% so với cùng kỳ).
 
Như vậy, có thể nhận thấy những doanh nghiệp lớn đầu ngành thủy sản đang có cơ hội mở rộng thị phần xuất khẩu, qua đó tăng doanh thu. Nhưng những khó khăn từ giá nguyên liệu và logistics tăng cao khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp thủy sản giảm. Một số doanh nghiệp đang tìm cách đa dạng hóa sản phẩm để tạo ra nguồn tiền giúp phát triển bền vững hơn trong tương lai.
 
Cơ hội mở rộng thị phần
 
Trong quý 2/2021, VASEP dự kiến xuất khẩu tôm và cá tra sẽ tăng lần lượt 10% và 7% so với cùng kỳ.
 
Đến cuối năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có thể được hưởng lợi từ 2 cơ hội chính: giành thị phần từ đối thủ cạnh tranh có sản lượng sản xuất bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19; tiếp tục tăng trưởng từ mảng bán lẻ và bán hàng trực tuyến trong khi nhu cầu từ kênh nhà hàng sẽ sớm phục hồi.
 
Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), xuất khẩu tôm nguyên liệu nước ấm của Ấn Độ sang Mỹ giảm 9% so với cùng kỳ về sản lượng và giảm 10% so với cùng kỳ về giá trị trong quý 1/2021.
 
Trong khi đó, các nước đối thủ cạnh tranh của Ấn Độ tiếp tục tăng trưởng. Ecuador là nước hưởng lợi tức thì, với mức tăng trưởng 37% so với cùng kỳ về sản lượng và 44% về giá trị trong quý 1/2021.
 
Ecuador có lợi thế cạnh tranh nhờ giá bán bình quân thấp nhất trong số nhóm 5 nước hàng đầu, cạnh tranh trực tiếp với Ấn Độ.
 
Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần tại Mỹ, thực tế kết quả xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này khả quan trong quý 1/2021, với mức tăng 41% so với cùng kỳ về sản lượng và 10% so với cùng kỳ về giá trị.
 
Với tôm nguyên liệu, giá xuất khẩu của Việt Nam vẫn ở mức khá cao so với các đối thủ cạnh tranh do tỷ trọng tôm sú có giá bán bình quân cao hơn.
 
Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) cho rằng giá bán bình quân đối với tôm thẻ chân trắng nguyên liệu vẫn khá ổn định, đạt 10 USD/kg, giá bán bình quân trong quý 1/2021 giảm là do sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm để giảm tỷ trọng tôm sú với giá cao hơn.
 
Tỷ lệ doanh thu tôm thẻ chân trắng/tôm sú thay đổi từ 87/13 trong quý I/2020 thành 91/9 trong quý I/2021. Điều này là do tôm sú thường được tiêu thụ trong các kênh nhà hàng và khách sạn vẫn đang đóng cửa một phần do dịch COVID-19.
 
Dịch COVID-19 cũng đã làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng, trong đó nhu cầu đối với tôm chế biến đã tăng lên đáng kể. Đây luôn là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trước Ecuador tại thị trường Mỹ và đối với tất cả các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới; trong đó, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản ưa chuộng tôm chế biến.
 
Theo NOAA, quý 1/2021, Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất về giá trị trong nhóm 5 nước xuất khẩu tôm hàng đầu là Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan.
 
Về nhóm các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra được hưởng lợi từ nhu cầu tại Mỹ phục hồi. Theo VASEP, xuất khẩu cá tra Việt Nam tăng 3% so với cùng kỳ trong quý 1/2021 và 26% so với cùng kỳ trong nửa đầu tháng 4/2021; trong đó, xuất khẩu sang Mỹ (thị trường hàng đầu) tăng trở lại lần lượt ở mức 16% và 120% so với cùng kỳ. Dữ liệu này cho thấy ngành thủy sản phục hồi vững chắc.
 
VASEP cũng cho rằng giá bán bình quân từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2021 đã chạm đáy và giá bán bình quân của tất cả các thị trường sẽ phục hồi vào cuối năm./.