Tổng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ nhóm VN30 quý I đạt 57.425 tỷ đồng. Chứng khoán SSI là công ty có lợi nhuận tăng mạnh nhất với 4.619%. Có 4 doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận ròng âm trong quý I là Vinhomes, PV GAS, Vinamilk và Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy.
Theo số liệu thống kê của Người Đồng Hành, tổng doanh thu của các doanh nghiệp thuộc nhóm VN30 trong quý I đạt hơn 254.247 tỷ đồng, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ ở mức 57.425 tỷ đồng, tăng 73%.
Tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp thuộc nhóm VN30. Đơn vị: Tỷ đồng.
Đa số các doanh nghiệp trong nhóm VN30 đều có lợi nhuận tăng mạnh so với mức nền thấp của cùng kỳ năm ngoái, trong đó cá biệt có một số doanh nghiệp báo lợi nhuận tăng trên 100% gồm Chứng khoán
SSI (HoSE:
SSI), Bảo Việt (HoSE:
BVH), Hòa Phát (HoSE:
HPG), Vietinbank (HoSE:
CTG), Mía đường Thành Thành Công - Biên Hòa (HoSE:
SBT), Novaland (HoSE:
NVL) và Ngân hàng Quân đội (HoSE:
MBB).
Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ của các doanh nghiệp thuộc nhóm VN30. Đơn vị: Tỷ đồng.
Chứng khoán
SSI là doanh nghiệp có mức tăng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ "khủng" nhất nhóm VN30 với 4.619% từ mức 9,6 tỷ đồng của cùng kỳ lên đến 424 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động quý I của CTCK này đạt 1.506 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ. Trong đó, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) đạt 600 tỷ đồng, tăng 206% so với quý I/2020. Lãi từ các khoản cho vay và phải thu 245,6 tỷ đồng tăng 69%. Doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán 437 tỷ đồng tăng 256%.
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, Chứng khoán
SSI đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế dự kiến 1.870 tỷ đồng, tăng 312 tỷ đồng so với mức thực hiện 2020 và cao nhất trong số các công ty chứng khoán đã trình kế hoạch kinh doanh 2021. HĐQT sẽ trình ĐHĐCĐ phương án phát hành tối đa 442,69 triệu cổ phiếu để tăng vốn lên 11.000 tỷ đồng.
Hòa Phát là doanh nghiệp gây ấn tượng nhất nhóm VN30 cũng như toàn thị trường chứng khoán khi vươn lên là doanh nghiệp có lợi nhuận ròng lớn nhất với gàn 6.978 tỷ đồng. Kết quả này của Hòa Phát đã vượt qua Vietcombank (HoSE:
VCB), Vinhomes (HoSE:
VHM), VietinBank...Tăng trưởng lợi nhuận của Hòa Phát trong quý I cũng chỉ đứng sau Chứng khoán
SSI và Bảo Việt với 204%.
Từ đầu năm 2020, giá thép liên tục tăng và thiết lập những kỷ lục mới. Nhiều đơn vị dự báo giá thép còn tăng đến quý III/2021. Đây chính là động lực giúp kết quả kinh doanh của Hòa Phát tăng trưởng tích cực trong thời gian qua. Bên cạnh đó, chính những sự tích cực từ kết quả kinh doanh đã giúp cổ phiếu của doanh nghiệp này liên tục vươn lên đỉnh cao mới. Vốn hóa của cổ phiếu
HPG đã đạt mức 203.435 tỷ đồng (chốt phiên 14/5), vượt qua
VNM của Vinamilk (HoSE:
VNM) với 187.051 tỷ đồng để đứng ở vị trí thứ 4 về top vốn hóa toàn thị trường chứng khoán.
Quý I là thời điểm ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan của nhóm ngân hàng. Vietcombank dù tụt xuống vị trí thứ 2 về lợi nhuận nhưng lợi nhuận vẫn tăng 65% lên mức 6.902 tỷ đồng. VietinBank có lợi nhuận đứng thứ 3 nhóm VN30 với 6.461 tỷ đồng, tăng 169% so với cùng kỳ.
Có 3 doanh nghiệp chuyển lỗ quý I/2020 sang lãi quý I/2021 là Masan Group (HoSE:
MSN), Petrolimex (HoSE:
PLX) và Vietjet (HoSE:
VJC). Về trường hợp của Vietjet, doanh nghiệp này tiếp tục báo lãi ròng sau thuế 124 tỷ đồng trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp và ảnh hưởng xấu đến ngành hàng không. Khác với Vietjet, doanh nghiệp cùng ngành là Vietnam Airlines (HoSE:
HVN) lỗ ròng sau thuế kỷ lục 4.975 tỷ đồng.
Lợi nhuận tăng trưởng âm: VNM giảm 2 quý liên tiếp
Trong nhóm VN30 chỉ có 4 doanh nghiệp lợi nhuận giảm gồm Vinhomes, PV
GAS (HoSE:
GAS), Vinamilk và Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy (HoSE:
TCH). Trong số này,
TCH có niên độ khác với 3 doanh nghiệp còn lại khi 3 tháng đầu năm 2021 là quý IV theo niên độ tài chính từ 1/4/2020 - 31/3/2021.
Vinamilk ghi nhận lợi nhuận ròng 2.597 tỷ đồng trong quý I, giảm 6,5% so với cùng kỳ. Đây là quý thứ 2 liên tiếp, lợi nhuận của Vinamilk giảm.
Doanh thu thuần giảm 7% xuống 13.190 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu nội địa đạt 11.178 tỷ đồng, giảm 7%; doanh thu xuất khẩu 2.012 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận trong 2 năm gần đây (2019 và 2020) của Vinamilk chỉ tăng lần lượt 3,5% và 4,9%. Trong khi trước đó, đơn vị này tăng trưởng âm vào năm 2018 với mức giảm lợi nhuận ròng hợp nhất là 0,7% so với 2017. Kết quả trên là khiêm tốn hơn rất nhiều so với các giai đoạn trước 2018 khi Vinamilk thường xuyên có tăng trưởng lợi nhuận trên 2 con số.