• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
20 Tháng Mười 2024 4:44:29 SA - Mở cửa
Bán 49% vốn FE Credit góp bao nhiêu vào lãi VPBank năm 2021?
Nguồn tin: Người đồng hành | 06/05/2021 8:50:53 CH
FiinGroup có báo cáo về thương vụ VPBank (HoSE: VPB) bán 49% vốn FE Credit cho Tập đoàn SMBC với mức định giá 2,8 tỷ USD. Bản chất của giao dịch là ngân hàng thoái vốn tại công ty tài chính. 
 
Theo tính toán của FiinGroup, về ngắn hạn, tiền chảy vào FE Credit khoảng là 3.572 tỷ đồng, tương đương 154 triệu USD do VPBank tăng vốn điều lệ công ty này lên 10.900 tỷ đồng ngay trước giao dịch với SMBC.
 
Phần lớn dòng tiền của giao dịch khoảng 1,2 tỷ USD sẽ thuộc về VPBank. Về mặt kế toán, ngân hàng này sẽ hạch toán lợi nhuận ở mức 1,14 tỷ USD. Giao dịch thoái vốn sẽ đóng góp khoảng 26.500 tỷ đồng vào lãi trước thuế của VPBank trong năm 2021. 
 
Báo cáo đề cập FE Credit được định giá ở mức 3,4x P/BV và 22x PE. Phân tích này được tính toán dựa trên số liệu tài chính năm 2020 và dư nợ tại cuối quý I. Mức định giá về P/B này cao hơn 39,7% so với bình quân của các giao dịch tương đồng đã diễn ra. Để đảm bảo tính so sánh, báo cáo FiinGroup sử dụng dữ liệu so với 4 thương vụ tương đồng đã diễn ra trong vòng 5 năm qua liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần của các công ty tài chính của Việt Nam cho các đối tác nước ngoài.  
 
Mức định giá này cũng cao hơn mặt bằng định giá của các cổ phiếu ngân hàng ở Việt Nam hiện có bình quân P/B ~ 1,79x và P/E ~ 16x. Nhiều ý kiến cho rằng mức định giá này quá cao so với mặt bằng chung của định giá các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, FE Credit là đơn vị đầu ngành trong nhóm 16 công ty tài chính tiêu dùng và dư địa thị trường còn lớn hơn so với các ngân hàng truyền thống. Hơn nữa, điểm mấu chốt là các mô hình kinh doanh là khác nhau dù có thể cùng đối tượng khách hàng. 
Mức P/E trung bình các giao dịch tương đồng bị lệch do P/E cao tại thời điểm giao dịch của TCBF. Kết quả kinh doanh của các công ty tài chính thường có biến động lớn. Điểm báo cáo lưu ý là khi xem xét định giá các định chế tài chính, các nhà đầu tư tổ chức thường dùng các chỉ số dựa trên vốn chủ hoặc giá trị tài sản ròng hơn là các chỉ số định giá dựa trên lợi nhuận. 
 
Theo đánh giá độc lập của Fiingroup, FE Credit xứng đáng được mức định giá cao hơn so với các giao dịch bán các công ty tài chính trước đây, do là đơn vị có thị phần lớn nhất trong khối tài chính tiêu dùng (chiếm gần 46% thị phần cho vay trong nhóm các công ty tài chính tiêu dùng được NHNN cấp phép hoạt động). Bên cạnh đó, dù bị ảnh hưởng bởi Covid-19 dẫn đến tốc độ tăng trưởng đã giảm tốc và nợ xấu tăng lên đáng kể, tình hình tài chính của FE Credit về cơ bản vẫn ở mức cao hơn bình quân ngành về NIM, nợ xấu, thanh khoản và các chỉ số lợi nhuận. 
 
Công ty tài chính của VPBank là đơn vị sớm dẫn đầu trong ngành về phát triển các sản phẩm mới và đầu tư cho chuyển đổi số từ rất sớm. Vì vậy, khả năng cao là công ty sẽ tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trong và sau đại dịch Covid-19. 
Về dài hạn, sau giao dịch M&A này, FE Credit sẽ được hưởng lợi từ hợp tác với SMBC trên nhiều khía cạnh. 
 
Thứ nhất là nguồn vốn giá rẻ từ SMBC. Khả năng cao, theo Fiingroup, FE Credit sẽ tận dụng cơ hội này để huy động mới và/hoặc cơ cấu lại nguồn vốn huy động hiện tại của mình để có được nguồn vốn rẻ từ đối tác Nhật. Qua đó, công ty tài chính tiêu dùng này có thể cải thiện chi phí vốn, tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) và lợi nhuận trong khi không cần phải theo đuổi các sản phẩm và/hoặc phân khúc khách hàng quá rủi ro và gây ra nhiều dư luận/hình ảnh xấu cho FE Credit. Điều này có thể thấy qua các chỉ số tài chính và hoạt động của các công ty tài chính có vốn đầu tư của Nhật tại thị trường Việt Nam như HD Saison, MCredit, JACCS. 
 
Thứ hai, FE Credit cũng sẽ có kinh nghiệm quản trị rủi ro và phát triển sản phẩm mới trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng do SMBC đã có các công ty tài chính tiêu dùng ở cả Nhật, Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan và Thái Lan.