Quý I, Vietjet ghi nhận doanh thu tài chính gần 1.395 tỷ đồng.
Đây là thu nhập đến từ đầu tư các giấy tờ an toàn, tỷ suất lợi nhuận cao và đầu tư dự án đang phát triển.
Lợi nhuận sau thuế đạt 123,3 tỷ đồng, cải thiện so với khoản lỗ hơn 989 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Vietjet đặt chỉ tiêu mới trong năm 2021 với doanh thu hợp nhất 21.900 tỷ đồng và lợi nhuận bỏ ngỏ.
Ảnh minh họa. Ảnh Vietjet
Theo kết quả kinh doanh quý I của Vietjet (HoSE:
VJC), hãng hàng không ghi nhận doanh thu bán hàng giảm 44% về còn 4.048,6 tỷ đồng, trong khi doanh thu hoạt động tài chính tăng 154% lên mức 1.394,5 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 123,3 tỷ đồng, cải thiện so với khoản lỗ hơn 989 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Trong doanh thu tài chính, thu nhập tài chính khác đạt 1.358 tỷ đồng nhưng không được thuyết minh cụ thể trong BCTC, còn lại là lãi tiền gửi, cho vay và lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện.
Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Chủ tịch kiêm CEO Vietjet, thu nhập tài chính khác đến từ việc đầu tư dự án, đầu tư tài chính để bù đắp cho các hoạt động khai thác vận tải hàng không. Cụ thể, một số bất động sản của Vietjet được bán với giá thị trường để thu nguồn vốn bằng tiền mặt và thuê lại một phần tùy theo nhu cầu. Số tiền thu về được đầu tư tài chính vào các giấy tờ có giá với độ an toàn cao, tỷ suất lợi nhuận tốt và các dự án đầu tư có khả năng mang lại hiệu quả lợi nhuận và thanh khoản để khi công ty có nhu cầu về tiền mặt thì có thể thu về được ngay. Với dự báo lượng tiền mặt trên thị trường tăng lên, xu hướng đầu tư vào vào giấy tờ có giá, chứng khoán hay là các dự án bất động sản đều có triển vọng tăng trưởng. Thực tế dự báo đã được xác thực là đúng đắn và đóng góp vào kết quả tài chính của công ty.
Cũng trong cuộc họp ĐHCĐ thường niên năm 2021 vừa qua, nữ tỷ phú cho biết thêm doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư 1 dự án đang phát triển. Căn cứ vào dự báo và kết của chủ đầu tư, dự án đã phát huy hiệu quả ngay trong quý I và quý II.
Doanh thu tài chính của Vietjet cả năm 2016, 2017, 2018 chỉ trên hơn một trăm tỷ đồng, chủ yếu đến từ lãi tiền gửi, lãi chênh lệch tỷ giá. Tuy nhiên khoản thu nhập này đạt mức trên 1.000 tỷ đồng trong quý II/2020 và I/2021 trong bối cảnh hoạt động kinh doanh chính lỗ lớn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Chính các khoản bù đắp này giúp Vietjet là một trong những hãng hàng không hiếm hoi trên thế giới có lợi nhuận.
Ảnh minh họa - Ảnh: Vietjet
Tại cuộc họp ĐHCD thường niên, lãnh đạo Vietjet nhìn nhận 2021 sẽ là năm tiếp tục khó khăn và thử thách không chỉ với hàng không Việt Nam mà đối với ngành hàng không thế giới. Theo đó, ban lãnh đạo điều chỉnh kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận dựa trên tình hình thực tế, thấp hơn so với kết quả đạt được năm 2020. Cụ thể, Vietjet dự kiến doanh thu hợp nhất 21.900 tỷ đồng, tăng 20% so nhờ doanh thu vận tải hàng hoá nhưng chỉ tiêu lợi nhuận bỏ ngỏ. Kế hoạch này giảm so với mức 32.000 tỷ đồng doanh thu và 1.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế đưa ra trước khi Việt Nam đón làn sóng bùng dịch thứ 4 từ tháng 5.
Để hoàn thành kế hoạch đề ra, ngoài khai thác vận tải hành khách trong bối cảnh Covid-19, Vietjet lên kế hoạch đẩy mạnh mảng vận tải hàng hoá với việc ra mắt thêm sản phẩm mới. Hãng cũng sẽ tiếp tục chiến lược giao dịch mua bán tàu bay, tương tự như các năm trước.
Hãng hàng không bày to tham vọng với mong muốn sẽ tham gia vào lĩnh vực đầu tư hạ tầng hàng không bằng việc đầu tư nhà ga ở sân bay có lưu lượng hành khách cao. Đẩy mạnh dịch vụ vận tải hàng hoá hay dịch vụ thương mại ở Thai Vietjet, tăng tỷ lệ đầu tư tại công ty này.
Ảnh chụp màn hình