• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,46 +8,35/+0,67%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,46   +8,35/+0,67%  |   HNX-INDEX   224,64   +1,07/+0,48%  |   UPCOM-INDEX   92,74   +0,39/+0,43%  |   VN30   1.311,26   +9,74/+0,75%  |   HNX30   479,79   +4,19/+0,88%
30 Tháng Mười Một 2024 7:28:31 SA - Mở cửa
Kết quả kinh doanh cảng biển phân hóa khu vực Bắc - Nam
Nguồn tin: Người đồng hành | 21/07/2021 11:41:19 SA
Sản lượng hàng hóa qua cảng biển TP HCM tăng 8,5%, qua Hải Phòng tăng 15,6%.
Khối lượng hàng hóa thông qua cảng Quảng Ninh giảm 16%, trong đó hàng hóa container giảm mạnh 94%.
Nhiều doanh nghiệp phía Nam có kết quả kinh doanh tốt như Cảng Đồng Nai, Cảng Cát Lái, Cảng Cần Thơ...
Doanh thu thuần của một số cảng biển phía Bắc "đìu hiu" hơn do sản lượng giảm và tình trạng cạnh trạnh gay gắt.
 
6 tháng đầu năm, lượng hàng hóa qua cảng TP HCM tăng 8,5%, qua Quảng Ninh giảm 16%
 
Báo cáo số liệu thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam cho thấy khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển 6 tháng đầu năm đạt gần 364,4 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ. Theo đó, khối lượng hàng hóa thông qua cảng TP HCM tăng 8,5% lên 88,2 triệu tấn; Hải Phòng tăng 15,6%, đạt 46,9 triệu tấn; hàng qua Vũng Tàu ở mức 59,1 triệu tấn. Ngược lại, một số khu vực cảng biển có khối lượng hàng hóa giảm là Quảng Ninh (giảm 16%), Cần Thơ (giảm 6%0, Mỹ Tho (giảm 41%)...
 
Lượng hàng hóa container thông qua cảng biển nửa đầu năm tăng 25% lên hơn 12,7 triệu teus, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vài năm gần đây. Khu vực có khối lượng hàng container thông qua cao là Vũng Tàu tăng 41% (1,3 triệu teu), TP HCM tăng 16,5%, Hải Phòng tăng 19,8%. Trong khi đó, Quảng Ninh giảm mạnh 94% (36.071 teu); An Giang giảm 42% hay Cần Thơ giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Khu vực cảng phía Nam là nơi hoạt động khai thác cảng diễn ra sôi động nhất cả nước, có lợi thế nhiều cảng nước sâu, phù hợp với xu hướng ngành. Các cảng thuộc Hải Phòng dẫn đầu khu vực phía Bắc, chiếm tỷ trọng hơn 35%. 
 
Nửa đầu năm nay, sản lượng hàng hóa qua cảng khu vực Hải Phòng duy trì mức cao nhưng tình trạng cạnh tranh tiếp diễn khốc liệt, đặc biệt giữa các nhà cảng ở vị trí thượng nguồn. Điều này xảy ra do xu thế hợp tác của các hãng tàu đã đẩy mạnh nhu cầu đối với các cảng nước sâu, gần cửa biển để có thể đón nhận những tàu mẹ có trọng tải lớn, trong khi nguồn cung cho hình thức cảng này còn hạn chế khi chỉ một số ít cảng hạ nguồn như Lạch Huyện (HICT) và Nam Đình Vũ có thể đáp ứng được. 
 
Cục Hàng hải Việt Nam dự báo tổng khối lượng hàng hóa qua cảng biển trong 7 tháng đầu năm sẽ tăng 65 lên hơn 425 triệu tấn, trong đó lượng hàng container tăng 21%, đạt 14,7 triệu teu.

 
Đơn vị: tỷ đồng
 
Nhiều doanh nghiệp cảng biển phía Nam khởi sắc 
 
Cảng Đồng Nai (HoSE: PDN) ghi nhận doanh thu quý II tăng 47% lên 252 tỷ đồng; lãi sau thuế hơn 53,4 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần tăng 38%, đạt 468,3 tỷ đồng tỷ đồng. Lãi ròng tăng 35% lên 68 tỷ đồng, hoàn thành 63% chỉ tiêu cả năm. 
 
Công ty hoạt động chính trên khu vực các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP HCM… Theo thuyết minh của doanh nghiệp, hoạt động khai thác cảng mang lại nguồn thu tăng 47% trong quý II nhờ việc tạm dừng trạm thu phí tại cầu Đồng Nai tạo thêm lợi thế cạnh tranh khai thác hàng container khu vực TP HCM/Bình Dương. 
 
Ngoài ra, một số khách hàng đồng loạt chuyển sang hạ container hàng tại cảng Đồng Nai do dịch bệnh bùng phát diện rộng tại Sawatco, SPITC, đặc biệt SWC bị phong toả đột ngột trong vài ngày.
 
Cung ứng dịch vụ cảng biển, dịch vụ xếp dỡ và cho thuê phương tiện thiết bị tại cảng Tân Cảng – Cát Lái, TP Thủ Đức, TP HCM, Cảng Cát Lái (HoSE:CLL) ghi nhận doanh thu tăng 6% lên gần 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu tài chính giảm 56% về còn 2,4 tỷ đồng, chi phí quản lý lại tăng 15%, ở mức 3,9 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận sau thuế giảm 20% về 21,1 tỷ đồng. 
 
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu công ty này tăng 3% lên 97,3 tỷ đồng, trong đó dịch vụ cho thuê cảng biển chiếm 75%, ở mức 73,3 tỷ đồng. Dịch vụ cho thuê thiết bị xếp dỡ mang về 16,3 tỷ đồng, giảm hơn 1 tỷ đồng so với cùng kỳ. Sau khi trừ các chi phí, công ty ghi nhận lãi ròng giảm 12% xuống 21,1 tỷ đồng. 
 
Một trong những cảng biển có quy mô lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long là Cảng Cần Thơ (UPCoM:CCT). Hoạt động chính bốc xếp vận tải, cho thuê bến bãi, lưu kho bảo quản cùng nhiều ngành nghề khác đã mang lại doanh thu gần 39,7 tỷ đồng trong quý II, tăng 35%. Lợi nhuận sau thuế tăng 52% lên 739 triệu đồng. 
 
Một đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty hàng hải Việt Nam (UPCoM: MVN) chuyên khai thác hàng tổng hợp tại khu vực Nam Trung Bộ là Cảng Cam Ranh (UPCoM:CCR) cũng ghi nhận mức tăng trưởng tích cực. Doanh thu thuần quý II đạt 57 tỷ đồng, tăng 118% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ ở mức 13,8 tỷ đồng, gấp 3,4 lần. Lũy kế 6 tháng, doanh nghiệp thực hiện 68% chỉ tiêu doanh thu và 94% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế.

 
Nhóm doanh nghiệp cảng biển phía Bắc gặp khó
 
Ngược lại, một số đơn vị cảng biển khu vực phía Bắc như Hải Phòng và Quảng Ninh cho kết quả kém khả quan hơn do bất lợi về vị trí địa lý, áp lực từ việc giảm giá cước dịch vụ để giữ khách của các nhà cảng trong khu vực, thu phí cơ sở hạ tầng...
 
Cụ thể, Cảng Quảng Ninh (UPCoM: CQN) ghi nhận doanh thu thuần 113,4 tỷ đồng, giảm 77% so với cùng kỳ năm trước. Tiền thu từ hàng hóa qua cảng và vận chuyển hàng hóa cũng giảm 9% còn hơn 9,6 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh hàng hóa nông sản cũng không ghi nhận doanh thu tại quý II năm nay, trong khi mảng này mang về hơn 393 tỷ đồng vào cùng kỳ năm ngoái.
 
Nhờ giá vốn và các chi phí giảm nhiều nên lợi nhuận sau thuế của công ty cảng đạt 29,3 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng, doanh thu giảm 13% xuống 597,3 tỷ đồng, trong khi đó lãi ròng đạt 46,6 tỷ đồng, tăng trưởng 68%. 
 
Một doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn Hải Phòng là Cảng Đoạn Xá (HNX:DXP) cũng có kết quả kinh doanh kém khả quan khi doanh thu cung cấp dịch vụ bốc xếp hàng hóa, kho bãi… đem về 19,3 tỷ đồng, giảm 43% so với quý II/2020. Công ty giải trình doanh thu giảm do sản lượng thông qua cảng trong quý II giảm, qua đó lãi ròng ở mức 11,6 tỷ đồng, thấp hơn 10% cùng kỳ. Sau nửa đầu năm, đơn vị ghi nhận 40,3 tỷ đồng doanh thu và 19,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 38% và 6% cùng kỳ năm ngoái.
 
Cảng Đoạn Xá cho biết việc nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh và Hòa Phát Dung Quất đi vào hoạt động ổn định từ tháng 9/2020 dẫn đến các nhà máy sản xuất các sản phẩm thép ở miền Bắc chuyển hướng sang sử dụng phần lớn hàng nội địa từ hai nhà máy trên thay cho hàng nhập khẩu. Việc này khiến sản lượng sắt thép nhập khẩu giảm đáng kể, trong khi tăng lượng hàng nội địa thông qua cảng. Tuy nhiên, hàng nội địa là mặt hàng có mức cước xếp dỡ rất thấp, làm giảm mạnh nguồn thu của công ty trong năm nay.
 
 
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức