• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.255,10 +12,57/+1,01%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:05:00 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.255,10   +12,57/+1,01%  |   HNX-INDEX   221,45   +0,78/+0,35%  |   UPCOM-INDEX   93,54   +0,46/+0,49%  |   VN30   1.327,25   +17,53/+1,34%  |   HNX30   460,99   +1,98/+0,43%
23 Tháng Giêng 2025 12:07:07 CH - Mở cửa
Khác biệt áp lực kế thừa tại Vietcombank và VietinBank
Nguồn tin: BizLIVE | 04/07/2021 12:05:38 CH
 
Áp lực rất khác biệt ở một chỉ tiêu quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới các cân đối chính trong hoạt động.
 
Bộ Chính trị vừa có quyết định điều động ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) làm Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, ông Lê Đức Thọ - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) làm Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có hai lãnh đạo cấp cao cùng lúc đảm nhận nhiệm vụ tại địa phương theo điều động của Bộ Chính trị. Trước đó, lịch sử ngành cũng lần đầu tiên đánh dấu lãnh đạo hai ngân hàng đầu ngành cùng trúng cử và trở thành Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XIII.
Điểm chung, cả ông Nghiêm Xuân Thành và ông Lê Đức Thọ đều từng nhiều năm công tác tại VietinBank, cùng trải qua vị trí Chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước trước khi trở thành thuyền trưởng và để lại những dấu ấn đặc biệt tại Vietcombank và VietinBank.
Dưới thời hai vị thuyền trưởng này, hai ngân hàng trên có quá trình và các bước phát triển khác nhau, cũng như khác biệt trong áp lực kế thừa đối với nhân sự kế nhiệm sắp tới.
Nếu xem báo cáo thường niên, dễ nhận thấy tại Vietcombank quãng 2014 trở về trước là quãng gần như đi ngang nhiều năm của biểu lợi nhuận, để rồi liên tục đột biến sau đó.
Tương tự, dấu ấn quyết liệt tái cơ cấu thể hiện rõ nét ở lát cắt trên cột 2018 của báo cáo thường niên VietinBank.
 
 
Ông Nghiêm Xuân Thành
 
NGƯỜI ĐIỀU CHỈNH KHẨU VỊ RỦI RO
 
Năm 2014, ông Nghiêm Xuân Thành đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT Vietcombank. Sau 8 năm, các dữ liệu cập nhật từng quý đều thể hiện rõ sự thay đổi tại ngân hàng này: củng cố vị trí số 1 về lợi nhuận, số 1 về giá trị vốn hóa của ngành và thị trường.
Vietcombank cũng là cái tên đầu tiên đặt các dấu mốc quan trọng của hệ thống như là NHTM đầu tiên xóa sạch nợ xấu tại VAMC, áp dụng thành công Basel 2 (Thông tư 41), nhà băng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam mở được văn phòng đại diện tại Mỹ…
Song, dấu ấn có thể xem gắn với cá nhân ông Nghiêm Xuân Thành là quan điểm trong hoạt động. Khẩu vị rủi ro của Vietcombank đã điều chỉnh sâu sắc, từ gắn chặt với đặc thù, lợi thế và truyền thống bán buôn dịch chuyển sang bán lẻ. Điển hình, tỷ trọng tín dụng bán lẻ từ hơn 40% nhanh chóng gia tăng lên tới khoảng 54% đến nay.
Đặc biệt, sau khi xóa sạch nợ tại VAMC và từ năm 2017 Vietcombank bắt đầu dẫn hướng ở một thay đổi chưa từng đạt được trong hệ thống NHTM Việt Nam: liên tiếp gia tăng nguồn trích lập dự phòng và dẫn tới tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu lần đầu tiên có thành viên vượt trên 100%, 200%, trên 300%... những năm sau đó. Đây cũng chính là khác biệt về áp lực kế thừa đối với nhân sự kế nhiệm.
 
"Theo BizLIVE tìm hiểu, đến cuối tháng 6/2021, tỷ lệ bao nợ xấu tại Vietcombank đã giảm xuống còn khoảng 270%. Dù vậy đây dự kiến vẫn là tỷ lệ cao nhất hệ thống."
 
Tỷ lệ trích lập dự phòng bao nợ xấu phản ánh khẩu vị rủi ro của mỗi NHTM, nguồn lực tích lũy đối ứng với rủi ro, và đây cũng là mối liên hệ trực tiếp theo tỷ lệ nghịch với lợi nhuận về lượng nhưng tỷ lệ thuận về chất lượng.
Cao điểm trong năm 2020 tỷ lệ này tại Vietcombank từng lên tới khoảng 380%, tức cứ có 1 đồng nợ xấu thì có tới 3,8 đồng dự phòng đối ứng. Nhưng ở một giả định khác, nếu tỷ lệ bao phủ chỉ quanh 100% như khẩu vị nhiều nhà băng khác đang có thì khoảng 2,8 đồng dôi thêm đó đã thúc đẩy lợi nhuận cao hơn nữa.
Lợi nhuận cũng là điểm nổi bật tại Vietcombank giai đoạn ông Nghiêm Xuân Thành làm Chủ tịch HĐQT, khi trở thành NHTM đầu tiên của Việt Nam đạt quy mô tỷ USD. Nhưng không vì thế mà tạo nền áp lực quá lớn đối với sự kế thừa, bởi có phần thuận lợi lớn khi tỷ lệ bao nợ xấu đã đạt mức rất cao.
 
Theo BizLIVE tìm hiểu, đến cuối tháng 6/2021, tỷ lệ bao nợ xấu tại Vietcombank đã giảm xuống còn khoảng 270%. Dù vậy đây dự kiến vẫn là tỷ lệ cao nhất hệ thống và tiếp tục tạo thuận lợi cho ngân hàng giai đoạn tiếp theo trong ứng xử nợ xấu, cũng như gián tiếp giảm thiểu yếu tố chia sẻ đối với lợi nhuận.
Với nợ xấu, Vietcombank cũng đang là một số những NHTM kiểm soát được thấp nhất hệ thống từ trong năm 2020.
Bên cạnh thuận lợi trên, áp lực kế thừa tại Vietcombank tới đây còn có thuận lợi cụ thể cho chỉ tiêu lợi nhuận. Đó là khoản 9.000 tỷ đồng nguồn thu từ thương vụ hợp tác với FWD trong lĩnh vực bảo hiểm bắt đầu hạch toán dần từ năm nay, trong khi Vietcombank vẫn còn “của để dành” tiềm năng từ các khoản đầu tư vào MB, Eximbank… chưa thoái hết dù giá trị đã rất lớn theo đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán thời gian qua.
 
 
 
Ông Lê Đức Thọ
 
NGƯỜI LÙI MỘT BƯỚC ĐỂ TIẾN NHIỀU BƯỚC
 
Ngược lại, tỷ lệ trích lập dự phòng bao nợ xấu lại chính là khác biệt và áp lực kế thừa đáng chú ý tại VietinBank tới đây.
Cập nhật đến cuối tháng 6/2021, tỷ lệ này tại VietinBank ở khoảng 110%. Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm vừa qua, kế hoạch đề ra dự kiến cuối năm nay có mục tiêu đạt 180%. Theo đó, một mặt áp lực dồn nguồn lực cho chỉ tiêu này, mặt khác lợi nhuận tới đây có thể chịu chia sẻ nhất định.
 
Lợi nhuận cũng chính là một áp lực kế nhiệm sau khi ông Lê Đức Thọ rời VietinBank. Bởi trong năm 2020 và sau nửa đầu 2021, chỉ tiêu này đã tạo một cấp độ tăng trưởng rất cao so với giai đoạn trước. Điều này vừa tạo nền tham chiếu vừa tạo tương quan tăng trưởng tầm cao cho giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, nhìn lại, nền cao và tầm cao đó cũng gắn với “dấu ấn dũng cảm” của vị thuyền trưởng Lê Đức Thọ, trong quyết định lùi một bước để tiến nhiều nước.
 
"Ngày 8/12/2018, chỉ sau chưa đầy hai tháng ông Lê Đức Thọ đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT, VietinBank quyết định thực hiện lát cắt chưa từng có trong lịch sử."
 
Đó là năm 2018. Trước hết, thị trường chứng khoán Việt Nam năm đó thăng hoa và vượt đỉnh lịch sử. Một động lực quan trọng đến từ bùng nổ lợi nhuận các NHTM. Bất thành văn, lợi nhuận luôn là một chỉ tiêu cạnh tranh âm thầm nhưng quyết liệt giữa các thành viên; nó còn gắn với vị thế của mối doanh nghiệp - NHTM trên sàn chứng khoán…
Trong bối cảnh đó, ngày 8/12/2018, tức chỉ sau chưa đầy hai tháng ông Lê Đức Thọ đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT, VietinBank quyết định thực hiện lát cắt chưa từng có trong lịch sử ngân hàng này: giảm mạnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận, dù kết quả thực tế trước đó đạt đạt cao hơn.
Cụ thể, chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng năm đó cắt xuống 8 - 9%, dù sau 9 tháng đã đạt 12,8%; chỉ tiêu lợi nhuận cắt xuống còn 6.700 tỷ đồng dù 9 tháng đã đạt gần 7.600 tỷ đồng.
Lát cắt trên tạo cú sốc trên thị trường khi đó. Sâu xa hơn, giới quan sát hẳn ngầm định vị tân Chủ tịch HĐQT và VietinBank bắt đầu quyết liệt tái cơ cấu ngân hàng, lùi một bước để chuẩn bị cho tiến nhiều bước.
Không lâu, một năm sau VietinBank lần lượt đánh dấu sự trở lại ấn tượng và toàn diện. Nợ xấu tại VAMC được xử lý nhanh chóng, lợi nhuận bứt phá mạnh mẽ, tỷ lệ chi phí trên doanh thu (CIR) từng bước được đưa về mức thấp, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cải thiện nhanh, tỷ trọng bán lẻ dịch chuyển rõ rệt… Sự trở lại này tiếp tục mạnh mẽ trong năm 2020 và đầu 2021, đặc biệt trong bối cảnh VietinBank gần như đã cạn kiệt không gian tăng trưởng do đặc thù đã hết dư địa tăng vốn điều lệ nhiều năm qua.
Trước khi ông Lê Đức Thọ rời VietinBank, hạn chế trên đã được xử lý. Ngân hàng được tăng mạnh vốn điều lệ qua trả cổ tức bằng cổ phiếu. Bước chuyển giao quan trọng này trở nên cần thiết cho giai đoạn sắp tới, thậm chí thuận lợi ngay trong nửa cuối 2021 với khả năng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được nới lên.
Như trên, mặc dù áp lực kế thừa thể hiện ở mục tiêu nâng cao gần như gấp đôi tỷ lệ bao nợ xấu cho 6 tháng tới, cũng như tầm cao và nền cao của tương quan tăng trưởng lợi nhuận cho các kỳ tiếp theo, song giai đoạn chỉ hơn ba năm ông Lê Đức Thọ làm Chủ tịch HĐQT, VietinBank đã có cuộc tái cơ cấu ấn tượng, với nhiều điểm căn bản được xử lý để tạo nền tảng cho hiện nay và kỳ vọng tiếp tục dư lợi thời gian tới.