• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.259,63 +17,10/+1,38%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.259,63   +17,10/+1,38%  |   HNX-INDEX   222,67   +2,00/+0,90%  |   UPCOM-INDEX   93,88   +0,80/+0,86%  |   VN30   1.332,54   +22,82/+1,74%  |   HNX30   464,29   +5,28/+1,15%
23 Tháng Giêng 2025 4:44:27 CH - Mở cửa
Giá cước vận tải tăng, nhiều doanh nghiệp cảng biển hưởng lợi
Nguồn tin: Người đồng hành | 04/07/2021 8:39:20 SA
Sản lượng hàng hóa qua cảng biển tăng, doanh nghiệp khai thác cảng biển Gemadept ước đạt 762 tỷ đồng LNTT.
Giá cước vận tải biển tăng, Hải An hưởng lợi nhờ kinh doanh vận tải biển và cho thuê tàu.
Gia tăng nhu cầu lưu kho hàng hóa, doanh nghiệp kinh doanh kho bãi như Transimex ghi nhận lãi kỷ lục.
 
Giá cước vận chuyển đạt kỷ lục, giá thuê tàu cũng tăng mạnh từ tháng 7/2020
 
Từ nửa cuối năm ngoái đến nay, giá cước vận tải biển đã gia tăng đột biến trước tình trạng khan hiếm container và gián đoạn chuỗi cung ứng. Nguyên nhân là sự chênh lệch trong hoạt động kiểm soát dịch bệnh và phục hồi sản xuất giữa 2 khu vực Thái Bình Dương và khu vực Mỹ, EU dẫn tới hiện tượng lệch cán cân thương mại; giảm tốc độ xử lý, luân chuyển container. Bên cạnh đó các hãng tàu cũng ưu tiên dồn vỏ container cho hoạt động xuất khẩu tại Trung Quốc để hưởng lợi từ quy mô và giá cước cao hơn khiến việc thiếu hụt vỏ container trở nên gay gắt. 
 
Báo cáo của JPMorgan Securities cho biết, giá vận tải biển tiếp tục tăng cao sau một số sự kiện gần đây như tắc nghẽn kênh đào Suez, gián đoạn nhiều tuần tại cảng Diêm Điền (một trong những cảng container lớn nhất thế giới ở miền nam Trung Quốc) vì sự lây lan của dịch Covid-19... Điều này càng gây áp lực lớn lên ngành vận tải biển toàn cầu vốn đã căng thẳng, tình trạng chậm trễ trong chuỗi cung ứng cho các nhà sản xuất và bán lẻ khắp thế giới càng thêm trầm trọng. Hội đồng vận tải thế giới (WTO) cũng nhận định sẽ rất khó để biết khi nào chi phí vận tải biển tạo đỉnh, đặc biệt trong bối cảnh chuỗi cung ứng vẫn chưa thể khôi phục hoàn toàn.
 
Tại ngày 1/7, chỉ số giá cước vận tải container toàn cầu Drewry World Container đã lên mức 8.399 USD, tăng 346% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước bối cảnh giá cước thế giới gia tăng, nhiều doanh nghiệp vận tải nội đại cũng thực hiện điều chỉnh đơn giá vận chuyển, ví dụ như Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HoSE:HAH) đã tăng giá nhiều tuyến vận chuyển các tuyến nội địa Hải Phòng – Đà Nẵng – Cái Mép – TP HCM thêm khoảng 0,5-1,5 triệu đồng từ cuối năm ngoái.

 
Giá cước vận tải container đạt 8.399 USD tại ngày 1/7. Ảnh: Drewry
 
Trước tình trạng thiếu hụt nguồn cung, các hãng tàu có xu hướng gom chuyến hoặc tái cơ cấu nguồn cung của mỗi chuyến hàng, điều này làm gia tăng nhu cầu đối với các tàu có tải trọng lớn. Báo cáo của SSI Research cũng cho biết giá tàu trên thế giới cũng đã tăng gấp 2 lần mức trước Covid-19 do các hãng vận tải container gấp rút mở rộng đội tàu của họ trước sự khan hiếm nguồn cung. Sự thiếu hụt nguồn cung vận tải cũng dẫn đến giá thuê tàu (charter rate) tăng cao, giá thuê tàu trên toàn thế giới đã bắt đầu tăng mạnh từ tháng 7 năm ngoái, trong đó các loại tàu có trọng tải lớn (trên 4.000 teu/chuyến) có mức tăng mạnh nhất. 
 
Nhu cầu xuất nhập khẩu khôi phục, lượng hàng hóa qua cảng biển ước tăng 10% cả năm
 
Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 316,73 tỷ USD, tương đương mức tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu tăng 28,4% lên 157,63 tỷ USD và nhập khẩu tăng 36%, ở mức 159,1 tỷ USD.
 
Báo cáo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm của Cục Hàng hải Việt Nam cũng cho thấy sự khôi phục trong nhu cầu xuất nhập khẩu. Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm, lượng hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt đạt 77,1 triệu tấn và gần 95 triệu tấn, tương đương mức tăng 9% và 5% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, số lượng hàng hóa thông qua cảng biển tăng 7% lên hơn 302 triệu tấn, trong đó khối lượng hàng hóa container tăng 24% so với cùng kỳ, đạt hơn 10,3 triệu teu. Đây là mức tăng trưởng hàng container cao nhất trong vài năm gần đây, một số khu vực cảng biển có hàng container thông qua lớn nhất cả nước đã tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm như khu vực Vũng Tàu tăng 38% (1 triệu teu), khu vực Hải Phòng tăng 21,35% (425.426 teu) và khu vực TP HCM tăng 17,2% (513.912 teu).
 
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Cục Hàng hải ước tính tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển ước tính tăng 7% lên gần 363 triệu tấn, trong đó khối lượng hàng container qua cảng biển tăng 22% lên hơn 12,4 triệu teu. 
 
SSI Research cũng đưa ra dự báo giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam và tổng sản lượng hàng hóa quốc tế qua cảng biển sẽ tăng 10% trong năm nay nhờ yếu tố phục hồi toàn cầu, động lực từ các hiệp định FTA mới có hiệu lực và kỳ vọng tăng trưởng dòng vốn FDI nhờ làn sóng đa dạng hóa chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cũng ước tính tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam sẽ tăng 11,9% trong năm nay, tương đương 771 triệu tấn.
 
Gemadept hưởng lợi từ sự gia tăng sản lượng hàng hóa qua cảng biển
 
Các doanh nghiệp sở hữu nhiều cảng như Tổng công ty hàng hải Việt Nam hay Gemadept .được hưởng lợi lớn từ sự tăng trưởng tích cực của sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam.
 
Lũy kế 3 tháng đầu năm, Tổng công ty hàng hải Việt Nam (UPCoM: MVN) ghi nhận doanh thu dịch vụ cảng biển và dịch vụ hàng hải tăng 21% lên 1.774 tỷ đồng, đóng góp nhiều nhất vào cơ cấu tổng doanh thu. Theo đó, lợi nhuận sau thuế đạt 341 tỷ đồng, cải thiện so với số lỗ 45 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
 
Dự kiến doanh nghiệp sẽ tiếp tục đạt kết quả kinh doanh khả quan trong quý II khi tính riêng trong tháng 5, khối lượng hàng hóa thông qua các cảng thuộc quản lý của tổng công ty đã đạt 39,7 triệu tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 35% kế hoạch năm. Số lượng hàng hóa này chiếm 13,2% tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển của cả nước. Trong các cảng của công ty, cảng Hải Phòng có khối lượng hàng hóa thông qua lớn nhất với 10,2 triệu tấn, tiếp đến là cảng Sài Gòn có 5,02 triệu tấn. 
 
Là một trong những doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực khai thác cảng biển, Gemadept (HoSE:GMD) cũng sở hữu vị thế lớn để hưởng lợi từ sự bùng bổ của sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển trong năm nay nhờ hệ thống cảng trải dài cả nước. Tính đến nay, doanh nghiệp sở hữu 6 cảng biển bao gồm: cảng Nam Hải, cảng Nam Hải Đình Vũ, cảng Nam Đình Vũ, cảng Dung Quất, cảng Bình Dương và cảng Gemalink.
 
Theo nhóm phân tích của SSI Research, các cảng biển khu vực Hải Phòng đã tiếp nhận sản lượng hàng container 500.000 teu (tăng 18% YoY) trong nửa đầu năm nay. Sản lượng hàng qua cảng Gemalink ước đạt 300.000 - 320.000 teu và dự kiến sản lượng có thể lên đến 900.000 - 1.100.000 teu trong cả năm. Với mức sản lượng 900.000 teu, lãnh đạo công ty nhận định doanh thu tối thiểu có thể đạt của Gemalink trong năm nay là 41 triệu USD, bên cạnh đó SSI Research cũng dự báo Gemalink có thể tạo ra lợi nhuận từ 1,7 đến 1,8 triệu USD. 
 
Cả Gemalink và cảng Nam Đình Vũ dự kiến sẽ hoạt động hết công suất từ nửa cuối năm nay, bên cạnh đó công ty cũng có kế hoạch khởi công giai đoạn II của 2 cảng này với tổng đầu tư lên đến 6.070 tỷ đồng nhằm mở rộng cầu tàu dài hơn, nâng trọng tải tàu cập bến nhiều hơn nữa để có thể đón các con tàu lớn nhất thế giới trong tương lai gần - lên đến 250.000 DWT. Doanh nghiệp cũng đặt mục tiêu tăng thị phần khai thác cảng từ 11% năm 2020 lên 19% năm 2021 và đạt 23% vào năm 2025. Với những yếu tố này, SSI Research ước tính LNTT của Gemadept trong năm nay và năm 2022 lần lượt đạt 762 tỷ đồng (+ 49%) và 1.100 tỷ đồng (+ 39%).
 
Sở hữu 8 tàu với trọng tới 11.000 teu, Hải An tăng trưởng nhờ vận tải biển và cho thuê tàu
 
Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HoSE:HAH) là một trong số ít doanh nghiệp vận tải biển có chuỗi cung ứng hoàn thiện từ cảng biển - vận tải biển - dịch vụ kho bãi, trong đó mảng kinh doanh vận tải biển là động lực tăng trưởng chính trong những năm gần đây. Ngoài ra Hải An cũng sở hữu đội tàu container lớn nhất Việt Nam được đầu tư với vốn thấp trong bối cảnh nhu cầu vận tải container và giá thuê tàu tăng như hiện tại.
 
 
Nguồn: Agriseco Research
 
Trong tháng 4, Hải An tiếp tục đầu tư thêm tàu mới HaiAn West (1.740 teu) và Hải An East (1.702 teu) sau khi đã mua tàu HaiAn View (1.577 teu) tại tháng 7 năm ngoái. Cùng với đó, doanh nghiệp thực hiện bán tàu có tuổi đời cao là HaiAn Song vào quý I vừa qua. Động thái này của Hải An cho thấy công ty đang nỗ lực trẻ hóa đội tàu nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải tăng cao cả ở nội địa và quốc tế bắt đầu từ quý IV/2020. 
 
Như vậy đến nay, doanh nghiệp vận tải này đang sở hữu 8 tàu với tổng sức chứa lên đến 11.000 teu, trong đó Hải An Link (1.060 teu) và Hải An East (1.702 teu) đang được cho thuê. 6 tàu còn lại được khai thác vận tải với giá cước vận chuyển một số tuyến nội địa được điều chỉnh tăng từ cuối năm ngoái, đáng chú ý là lộ trình từ khu vực Hải Phòng tới Cái Mép - Thị Vải đã tăng hơn 15% so với cùng kỳ.
 
Nhờ đầu tư thêm tàu, sản lượng vận tải của đội tàu Hải An tại quý I đã tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng đội tàu tăng dẫn tới sản lượng hoạt động khai thác cảng và depot cũng tăng. Cùng với đó, giá cước vận tải biển tăng và giá dầu nhiên liệu giảm giúp cải thiện biên lợi nhuận doanh nghiệp. Theo đó, Hải An có doanh thu tăng 28% lên 359 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 86 tỷ đồng, gấp 2,8 lần sau 3 tháng đầu năm. Nhóm phân tích của SSI Reseach cũng đưa ra dự báo tăng trưởng LNTT năm 2021 và 2022 ước đạt 54% YoY và 35% YoY nhờ vào việc mở rộng công suất của mảng vận chuyển và giá cước cao hơn trong điều kiện thị trường thuận lợi.
 
Nhu cầu lưu kho mở ra cơ hội cho doanh nghiệp kinh doanh kho bãi
 
Giá cước vận tải bị đẩy lên cao cộng thêm thiếu hụt container khiến tốc độ lưu thông hàng hóa chậm lại và gia tăng nhu cầu lưu kho hàng hóa. Điều này đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi và giao nhận vận chuyển như Transimex (HoSE: TMS). 
 
Transimex đang sở hữu và khai thác 5 kho bãi, trong đó đóng vai trò động lực phát triển trong tương lai là Trung tâm Logistic Công nghệ cao và Trung tâm Logistic Thăng Long. Với chiến lược đầu tư lắp đặt các giá đỡ kể từ năm ngoái, biên lợi nhuận mảng khai thác kho bãi được kỳ vọng sẽ gia tăng đáng kể trong năm 2021.
 
Doanh nghiệp này đã phản ánh những lợi thế trên qua kết quả kinh doanh năm 2020 và quý I/2021. Năm ngoái, Transimex ghi nhận mức lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động của công ty với LNST gần 322 tỷ đồng, tăng 43% so với năm 2019. Công ty kinh doanh kho bãi cũng có kết quả tích cực trong quý I năm nay với doanh thu tăng 106% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 1.085 tỷ đồng. LNST tăng trưởng 75% lên 101,2 tỷ đồng.
 
Được hỗ trở bởi kết quả kinh doanh khả quan, giá cổ phiếu các doanh nghiệp ngành cảng biển như MVN, HAH, TMS... đều tăng hơn 100% từ đầu năm 2020 đến nay. Trong đó, giá HAH hiện đang ở mức 33.500 đồng/cp, tương đương mức tăng gần 90% so với mức đầu năm nay và cao hơn 175% đầu năm ngoái

 
Ảnh: Tradingview