• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
20 Tháng Mười 2024 7:58:29 CH - Mở cửa
Giá phân bón tăng khủng, doanh nghiệp trong nước chạy vượt công suất để cung ứng cho thị trường
Nguồn tin: BizLIVE | 04/07/2021 6:11:29 CH
 Giá phân bón hiện nay đang cao hơn tới 80-90% so với dịp cuối năm 2020, đầu năm 2021
 
 
Tại Việt Nam, đợt dịch Covid-19 lần 4 bùng phát mạnh, nhiều địa phương áp dụng giãn cách, phong tỏa, làm đứt gãy chuỗi cung ứng khiến đầu ra nhiều loại nông sản bị ách tắt, cần giải cứu.
Cùng với bối cảnh khó khăn này, từ đầu năm giá phân bón sản xuất trong nước đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên giá phân bón sản xuất trong nước hiện nay thấp hơn khoảng 1-2 triệu đồng/tấn. 
Ông Đặng Hữu Chơn, đại lý của hàng Vật tư nông nghiệp huyện Phú Tân (An Giang) cho biết, hiện giá ure đại lý cấp I đưa xuống đại lý cấp II giá 600.000 đ/bao (50kg), tương đương 12.000 đ/kg, tăng khoảng 95% so với với vụ Đông Xuân vừa rồi.
Phân DAP đang nằm trong khung giá 790.000 - 900.000/bao tùy loại, tăng khoảng 80% so với vụ Đông Xuân. Giá phân bón sản xuất trong nước có tăng nhưng vẫn thấp hơn so với thế giới. 
Nhiều tháng qua thị trường hàng hóa thế giới chịu nhiều biến động, do tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 nên nhiều công xưởng, nhà máy … tại nhiều nước cũng đóng cửa hoặc vận hành dưới công suất thiết kế. Không chỉ vậy, dịch bệnh còn làm đứt gãy chuỗi cung ứng, giá thuê container rỗng tăng mạnh đẩy cước phí vận chuyển tăng đột biến, kéo giá nhiều mặt hàng tăng theo, kể cả nguyên liệu sản xuất phân bón cũng tăng phi mã.
Theo VITIC, giá phân ure và DAP đã tăng gần 30% trong quý 1/2021 do nhu cầu mạnh mẽ trong khi nguồn cung không đáp ứng đủ, vì đại dịch cản trở hoạt động của các nhà máy cũng như vận chuyển, trong khi giá các nguyên liệu dầu khí, hóa chất đầu vào của ngành sản xuất phân bón trên thế giới đều tăng 30 - 40% nên tác động trực tiếp tới mặt hàng ure, DAP, SA, lưu huỳnh,…
Trong quý I/2021, chỉ số giá phân bón quốc tế đã tăng 24%, dẫn đầu là phosphate và ure do nhu cầu mạnh và chi phí nguyên liệu tăng; kali tăng giá ít hơn vì nguồn cung dồi dào. Cuối tháng 4, phân DAP có giá trung bình  629 USD/tấn, Kali 433 USD/tấn, ure ở mức 513 USD USD/tấn, … tăng 2% so với tháng trước và so với cùng kỳ năm ngoái, giá Kali hiện nay đắt hơn 17%, ure đắt hơn 33%, DAP đắt hơn 52% …
Những thị trường có nhu cầu phân bón tăng mạnh nhất là những nền kinh tế có ngành nông nghiệp lớn nhất thế giới, như Châu Âu, Mỹ, Brazil và một số nước Châu Á như Trung Quốc . 
Ngoài ra, giá thuê container tăng đẩy cước phí vận chuyển phân bón bằng phương tiện này tăng 5 lần so với trước đây. Cụ thể, đầu tháng 6/2020, cước vận tải biển cho container 40ft khoảng 1.800 USD, đến nay đã chạm mốc 7.000 USD.
Giá phân bón liên tục tăng nhanh trong nhiều tháng qua, hiện giá bán lẻ tất cả các loại phân bón đều cao hơn so với một năm trước.
 
Doanh nghiệp trong nước vận hành hết công suất để đáp ứng thị trường nội địa
 
Trước biến động của thị trường phân bón, các doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực vừa đồng hành cùng người nông dân, vừa bán hàng không quá thấp so với giá thị trường để tránh thẩm thấu ngược, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh của đơn vị.
 
Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) cho biết, trước đây phân bón nhập từ các thị trường gần như Malaysia, Indonesia chỉ mất khoảng 10 - 15 ngày, và chi phí khoảng 20 USD/tấn (FOB) cộng với giá, nhưng bây giờ hàng về tới Việt Nam là 35 USD/tấn. 
Ví dụ, giá FOB khoảng 400 USD/tấn, cộng giá vốn về tới cảng TP.HCM phải 435 USD/tấn, và công ty bán giá thị trường trong nước phần lớn sát giá FOB, nên các nhà nhập khẩu không thấy được khuyến khích nhập, và nông dân vẫn có lợi hơn nhiều so với mặt bằng giá nhập khẩu.
“Nền kinh tế Việt Nam đang có độ mở rất lớn, là doanh nghiệp trong cơ chế thị trường mở chúng tôi phải bán theo giá thị trường, nhưng công ty có thể bình ổn bằng cách bán sát giá FOB, không găm hàng, thậm chí bán trước giao hàng sau để tạo tâm lý có nguồn cung ổn định trong hệ thống thị trường, và kêu gọi hệ thống phân phối phải ra hàng đều đặn vì công ty vẫn cung hàng thường xuyên cho đại lý”, bà Hiền chia sẻ.
Để bảo đảm nguồn hàng tối đa, đáp ứng nhu cầu mùa vụ trong nước, trong nửa đầu năm nay, nhà máy Đạm Cà Mau đã vận hành ổn định với công suất trung bình 105%, tương ứng sản lượng ure quy đổi hơn 450.000 tấn và đáp ứng 30% tổng nhu cầu tiêu thụ ure nội địa.
Để hỗ trợ, chia sẻ với bà con nông dân nhiều doanh nghiệp phân bón lớn đã chủ động chịu giảm đi một phần lợi nhuận từ xuất khẩu giá cao như: Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo; Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã chủ động dừng, giảm xuất khẩu cũng như mở rộng thị trường bên ngoài để tập trung tối đa nguồn hàng phục vụ thị trường trong nước.