• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
20 Tháng Mười 2024 4:44:29 SA - Mở cửa
VPB: VPBank sẽ tăng vốn điều lệ lên lớn nhất ngành ngân hàng
Nguồn tin: Người đồng hành | 20/08/2021 12:27:04 CH
Các kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành riêng lẻ sẽ giúp VPBank trở thành ngân hàng tư nhân có vốn điều lệ lớn nhất.
Ngân hàng sẽ cải thiện hệ số an toàn vốn sau khi tăng vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ. 
VPBank đang tích cực đa dạng hóa các nguồn thu nhập khác như phí, bảo hiểm, bảo lãnh.
 
Trong 6 tháng đầu năm 2021, ngành ngân hàng đã chứng kiến kết quả kinh doanh rất tích cực nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh đến từ việc nền kinh tế phục hồi cùng với môi trường lãi suất thấp tiếp tục được duy trì giúp các ngân hàng có được chi phí vốn thấp. Trong số đó, VPBank vẫn là một trong những ngân hàng có được kết quả ấn tượng với tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) tiếp tục tăng và đạt mức cao nhất toàn ngành cùng với chất lượng tài sản ngày càng được cải thiện và nguồn thu nhập được đa dạng hoá.
 
Trong nửa cuối năm, thương vụ bán 49% vốn điều lệ FE Credit cho Sumitomo (SMFG) được hoàn tất và dòng tiền được hoạch toán từ quý III giúp tăng cường vốn chủ sở hữu của VPBank, trở thành ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất và vào top 3 những ngân hàng niêm yết có vốn chủ sở hữu lớn nhất ngành, tạo lợi thế tăng trưởng trong dài hạn.
 
Tăng trưởng thu nhập cao nhờ chiến lược khác biệt
 
Trong giai đoạn 10 năm 2011-2020, tốc độ tăng trưởng kép thu nhập hoạt động của VPBank đạt 35,6%. Để đạt được điều này, ngân hàng từ đầu đã xác định chiến lược tập trung vào phân khúc khách hàng vay tiêu dùng và khách hàng cá nhân, nơi có mức lợi suất cao và tốc độ tăng trưởng nhanh đi cùng với tốc độ phát kiển kinh tế của Việt Nam. Với việc FE Credit thay đổi cách thức hoạt động của mảng cho vay tiêu dùng sau đó là thống trị thị phần về mảng này (thị phần hiện tại của FE Credit khoảng 55%), đã đem về cho ngân hàng nguồn thu nhập dồi dào mà các Ngân hàng khác tại thời điểm đó đã bỏ qua. Từ việc giảm bớt thủ tục cho khách hàng khi đi vay những món tiền nhỏ cho đến việc thâm nhập vào các cửa hàng điện tử, điện lạnh, đại lý xe máy… FE Credit đã tạo ra một xu thế mới và thay đổi mảng cho vay tiêu dùng.

 
VPBank sẽ nằm trong nhóm ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất ngành. Ảnh: VPBank
 
Hiện nay,  cùng với việc tiếp tục duy trì vị thế trong mảng cho vay tiêu dùng, VPBank đã và đang đẩy mạnh cho vay các mảng bán lẻ khác như tập trung vào các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (RB & SME) nơi mà việc tiếp cận tín dụng đang khá khó khăn do thủ tục còn nhiều phức tạp. Nhà băng sẽ tiếp tục áp dụng mạnh mẽ chuyển đổi số đối với các loại hình này sẽ giúp ngân hàng khai thác được nguồn khách hàng đông đảo, từ đó giữ vững tốc độ tăng trưởng thu nhập ấn tượng của mình đồng thời cũng cho thấy được sự linh hoạt trong chiến lược kinh doanh tập trung vào mục tiêu dài hạn.
 
Việc tập trung vào các mảng cho vay tiêu dùng và bán lẻ giúp VPBank có được lãi suất cho vay cao hơn, giúp NIM của ngân hàng luôn cao nhất toàn ngành. NIM trong 5 năm gần nhất luôn đạt trên mức 8,5% so với mức chỉ 4-5% của toàn ngành. Điều này giúp nhà băng này có khả năng tạo ra giá trị nhanh nhất, cao nhất và là một trong những đơn vị có mức vốn hóa lớn nhất toàn ngành chỉ sau 10 năm.
 
Ngoài những khoản thu nhập từ lãi đến từ hoạt động cho vay, nhà băng này cũng đang tích cực đa dạng hóa các nguồn thu nhập khác như phí, bảo hiểm, bảo lãnh,…đặc biệt phải kể đến nguồn thu nhập từ hoạt động bancassurance điển hỉnh là thương vụ phân phối độc quyền với AIA vào năm 2017, cùng với đó là các hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ cũng đóng góp lớn vào doanh thu ngoài lãi. Điều này đã giúp thu nhập phí đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 30% kể từ thời điểm ký kết và nâng tỷ trong nguồn thu nhập này lên mức hơn 20,5% hiện nay so với mức chỉ 10-12% trong 10 năm trước đó. Ngoài ra, việc thúc đẩy các hoạt động cho vay thẻ tín dụng nhờ mạng lưới phân phối rộng cùng việc áp dụng kỹ thuật số vào việc xét duyệt nhanh loại hình này cũng giúp VPBank có được nguồn doanh thu đáng kể từ phí.
 
Chi phí hoạt động thấp nhất toàn ngành song song với tối ưu chi phí vốn
 
Một trong những điểm nổi bật của VPBank so với các ngân hàng khác nằm ở khả năng kiểm soát hoạt động cực tốt nhằm mang lại nhiều lợi nhuận cho cổ đông. Trong giai đoạn 2011-2020, tỷ lệ chi phí hoạt động giảm từ mức trên 52% xuống còn chỉ 29,2% , tỷ lệ này trong 6 tháng đầu năm 2021 chỉ là 23,4% và hiện là một trong những ngân hàng có tỷ lệ chi phí hoạt động thấp nhất toàn ngành. Với việc đầu tư mạnh vào công nghệ cũng như chiến lược số hóa trong dài hạn giúp các sản phẩm cũng như FE Credit có được một mạng lưới phân phối ngày càng rộng rãi với chi phí ngày càng được kiểm soát chặt chẽ.

 
Ngân hàng có chi phí hoạt động thấp nhất toàn ngành.
 
Để duy trì được khả năng sinh lợi vượt trội, ngoài việc tăng trưởng nhanh trong các hoạt động cho vay VPBank vẫn luôn chú ý đến kiểm soát chi phí vốn của mình. Để đạt được điều này, ngân hàng đã không ngừng nâng cao vị thế CASA của mình từ mức chỉ hơn 10% trong năm 2010 lên mức hơn 18,5% trong quý II và sẽ còn tiếp tục tăng trưởng trong tương lai khi mà các hoạt động chuyển đổi số đang được các ngân hàng tập trung mạnh nhằm tạo cho mình một vị thế CASA tốt đảm bảo được lợi thế về chi phí vốn trong dài hạn.
 
Khả năng sinh lợi dẫn đầu ngành ngân hàng
 
Với chiến lược kinh doanh khác biệt và hiệu quả, VPBank thuộc nhóm các ngân hàng có tỷ suất sinh lợi trên vốn (ROE) cũng như tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) cao nhất toàn ngành. Tỷ lệ ROE là thước đo chuẩn mực thể hiện sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp, nó cho thấy khả năng tạo ra giá trị đến từ hoạt động kinh doanh dựa trên vốn của cổ đông. Tỷ lệ ROE trung bình của ngành ngân hàng rơi vào khoảng từ 8% trong năm 2015 và tăng lên mức 18% trong năm quý II, trong khi đó tỷ lệ này ở VPBank là khoảng 21% trong năm 2015 và trên 25,7% trong quý II. Điều này cho thấy, việc tập trung vào các mảng cho vay tiêu dùng và bán lẻ đã giúp không chỉ thiết lập được vị thế về khả năng sinh lợi cao nhất toàn ngành mà còn duy trì nó trong dài hạn.
 
Ban lãnh đạo đã tận dụng cũng như phát triển mạnh về mảng bán lẻ (thị trường đầy tiềm năng trong các nước đang phát triển và đặt mục tiêu phát triển ra khu vực), đồng thời tìm kiếm mở rộng danh mục kinh doanh của mình vào các thị trường khác với đặc thù khó tiếp cận tín dụng bao gồm các DN vừa và nhỏ, tiểu thương hay hộ gia đình và cá nhân sẽ giúp VPBank có được những sản phẩm khác biệt, đáp  ứng được nhiều hơn nhu cầu tín dụng trong xã hội và theo đó duy trì khả năng sinh lợi cao của mình trong tương lai.
 
Chất lượng tài sản được đảm bảo trên nền tảng tăng trưởng cao
 
Với đặc thù của mảng cho vay tiêu dùng với khả năng sinh lợi cao sẽ đi kèm rủi ro về nợ xấu, VPBank đã chủ động trong việc kiểm soát nợ xấu cũng như khả năng thu hồi nợ xấu của mình nhằm mang lại sự cân bằng giữa tăng trưởng thu nhập và đảm bảo chất lượng tài sản. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng (theo Thông tư 02) đã giảm từ mức 3,21% trong năm 2018 xuống còn 2,94% trong quý II. Song song với việc khai thác thúc đẩy kinh doanh thì các chính sách tín dụng luôn được ngân hàng cập nhật và đánh giá lại nhằm đưa lại hiệu quả tối đa đã giúp ngân hàng kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ suy giảm từ mức 1,98% trong năm 2020 chỉ còn 1,73% trong quý II và đảm bảo được tỷ lệ nợ xấu hợp nhất dưới 3%.

 
Ngân hàng sẽ cải thiện hệ số CAR sau khi tăng vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu. Ảnh: VPBank. 
 
Ngân hàng luôn tuân thủ các qui định về trích lập dự phòng quản trị rủi ro theo qui định của luật định đồng thời gia tăng sự chặt chẽ hơn nữa để có thể trích lập dự phòng tất cả các rủi ro có thể có trong tương lai thông qua khoản chi phí trích lập dự phòng trong 6 tháng đầu năm nay tăng mạnh 34,5% so với cùng kỳ đưa tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên hơn 70%. Bên cạnh đó VPBank đã và đang tích cực đầu tư vào công nghệ với hệ thống tiên tiến nhất nhằm tăng cường việc thu hồi nợ và trong 6 tháng đầu năm đã ghi nhận thu từ các khoản nợ đã hơn 1.300 tỷ đồng.
 
Ngân hàng tư nhân có vốn điều lệ cao nhất, vốn chủ sở hữu thuộc top lớn nhất ngành
 
Vốn chủ sở hữu luôn đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, là nền tảng đánh giá sự vững chắc về độ an toàn vừa là cơ sở tăng trưởng tín dụng cũng như mở rộng phương thức hoạt động kinh doanh ra nhiều lĩnh vực khác. Với việc hoàn thành thương vụ bán 49% tỷ lệ sở hữu FE Credit cho Sumitomo (SMFG) và thu về gần 1,4 tỷ USD trong nửa cuối năm 2021, đồng thời VPBank cũng dụ kiến phát hành thêm 15% cho cổ đông chiến lược cuối năm 2021- đầu năm 2022 sẽ đưa giá trị vốn chủ sở hữu lên mức 120.000 tỷ đồng, và tăng vốn điều lệ trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất ngành và là một trong những ngân hàng có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường theo đúng kế hoạch dài hạn ban đầu của Ban lãnh đạo ngân hàng.
 
Bên cạnh đó, việc tham gia của SMFG - một ngân hàng hàng đầu thế giới với bề dày kinh nghiệm trong việc phát triển các hoạt động tài chính sẽ giúp cho ngân hàng tiếp tục duy trì vị thế đứng đầu về thị trường tài chính tiêu dùng và phát triển các mảng kinh doanh bán lẻ khác và tiến xa hơn tới thị trường khu vực. 
 
Một trong những chỉ số quan trọng trong việc đánh giá mức độ an toàn vốn trong ngành ngân hàng là hệ số an toàn vốn (CAR). Chỉ số CAR ngoài việc cơ sở để đánh giá chất lượng tài sản cùa ngân hàng còn là một trong các điều kiện cở bản để xét duyệt hạn mức tăng trưởng tín dụng, chỉ tiêu quyết định tốc độ tăng trưởng của ngân hàng.
 
CAR của VPBank luôn được duy trì trên 11% tình từ năm 2017 đến nay (tỷ lệ yêu cầu là 8%) và là một trong những ngân hàng có CAR cao nhất cũng như đạt được chuẩn Basel II trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Với những nguồn vốn mới được nêu trên, dự kiến CAR sẽ đạt khoảng 20% và dự kiến sẽ giúp ngân hàng có được hạn mức tín dụng cao trong những năm sau, đảm bảo được kế hoạch tăng trưởng dài hạn của ngân hàng.