15h00
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 12,08 điểm (0,93%) lên 1.313,2 điểm. Toàn sàn có 260 mã tăng, 115 mã giảm và 43 mã đứng giá. HNX-Index tăng 1,94 điểm (0,58%) lên 338,79 điểm. Toàn sàn có 152 mã tăng, 58 mã giảm và 65 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,58 điểm (0,63%) lên 92,13 điểm.
Thanh khoản cải thiện hơn với tổng giá trị khớp lệnh toàn thị trường đạt 24.800 tỷ đồng, tăng 18,8% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 21% lên 20.163 tỷ đồng.
Khối ngoại vẫn bán ròng khoảng 360 tỷ đồng trên sàn HoSE và tập trung vào các mã như VJC, PNJ, HPG, GMD...
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
13h15
Đà hồi phục của thị trường tiếp tục diễn ra ngay sau giờ nghỉ trưa. Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn tăng giá tốt và giúp kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu, trong đó, GVR tăng 2%, MSN tăng 1,5%, MWG tăng 1,5%, BID tăng 1,2%.
VN-Index tăng 3,46 điểm (0,27%) lên 1.304,58 điểm. HNX-Index tăng 0,11 điểm (0,03%) lên 336,96 điểm. UPCoM-Index tăng 0,19 điểm (0,21%) lên 91,74 điểm.
11h30
Về cuối phiên sáng, đà giảm của các chỉ số được thu hẹp lại đáng kể, trong đó, VCB tạo động lực lớn nhất giúp đà hồi phục diễn ra, cổ phiếu này tăng 1% lên 97.800 đồng/cp. Các cổ phiếu ngân hàng khác như MSB, BID, STB, TPB, TCB... cũng thu hẹp đáng kể đà giảm từ đó áp lực đến các chỉ số cũng suy yếu.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 1,58 điểm (-0,12%) xuống 1.299,54 điểm. HNX-Index giảm 1,28 điểm (-0,38%) xuống 335,57 điểm. UPCoM-Index giảm 0,11 điểm (-0,12%) xuống 91,44 điểm.
Thanh khoản thị trường cải thiện đáng kể với giá trị khớp lệnh tăng 23% so với phiên sáng hôm qua và đạt 13.489 tỷ đồng, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE đạt 11.130 tỷ đồng, tăng gần 30%. Khối ngoại bán ròng nhẹ khoảng 80 tỷ đồng trên HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
10h30
Đà giảm của VN-Index phần nào được thu hẹp khi áp lực bán không còn quá mạnh. Chỉ số này đang giảm 8,68 điểm (-0,67%) xuống 1.292,44 điểm. HNX-Index giảm 2,68 điểm (-0,8%) xuống 334,17 điểm. UPCoM-Index giảm 0,57 điểm (-0,62%) xuống 90,98 điểm.
Các cổ phiếu cảng biển và vận tải biển như MVN, VNA, VOS, HAH, SGP... vẫn đồng loạt tăng mạnh. VOS vẫn vững vàng ở mức giá trần 14.450 đồng/cp, MVN tăng 9,7% lên 48.800 đồng/cp, VNA tăng 9% lên 31.600 đồng/cp.
9h45
Áp lực bán ở nhóm ngân hàng tiếp tục dâng cao và khiến nhiều mã lao dốc, trong đó, HDB giảm 3,7%, CTG giảm 3,2%, ACB giảm 3%, LPB giảm 2,4%, TCB giảm 2,6%, SHB giảm 2,1%, TPB giảm 1,8%.
Hiện tại, VN-Index giảm 14,77 điểm (-1,14%) xuống 1.286,35 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 116 triệu cổ phiếu, trị giá 3.510 tỷ đồng. HNX-Index giảm 3,68 điểm (-1,09%) xuống 333,17 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 24,8 triệu cổ phiếu, trị giá 557 tỷ đồng.
9h30
Thị trường mở cửa phiên giao dịch ngày với việc các chỉ số đều giảm điểm trước áp lực từ nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng bị bán mạnh ngay từ đầu phiên. Các mã ngân hàng như MBB, VIB, MSB, CTG, HDB, LPB, ACB, TPB... đều chìm trong sắc đỏ. Bên cạnh đó, các cổ phiếu lớn như VCS, VHM, HPG, VIC... cũng đều giảm nhẹ.
Nhóm cổ phiếu cảng biển và vận tải biển tiếp tục biến động tích cực, trong đó, MVN tăng 10,1%, VNA tăng 10%, VOS được kéo lên mức giá trần với mức tăng 6,6%, SGP tăng 3,3%, PHP tăng 3,6%.
Hiện tại, VN-Index giảm 4,62 điểm (-0,36%) xuống 1.296,5 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 63,5 triệu cổ phiếu, trị giá 1.850 tỷ đồng. HNX-Index giảm 1,14 điểm (-0,34%) xuống 335,71 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 16,8 triệu cổ phiếu, trị giá 371 tỷ đồng. UPCoM-Index giảm 0,47 điểm (-0,51%) xuống 91,08 điểm.
Thị trường chứng khoán điều chỉnh trở lại trong phiên 27/8 trước áp lực ở nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn. Thanh khoản thị trường có cải thiện so với phiên trước nhưng vẫn kém xa so với phiên thứ sáu tuần trước. Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng 375 tỷ đồng trên toàn thị trường phiên này, trong đó tập trung bán các mã như VHM, CTG, HPG...
Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng phiên điều chỉnh 26/8 cho thấy tâm lý nhà đầu tư khá yếu và nhiều khả năng VN-Index sẽ duy trì nhịp vận động quanh ngưỡng 1.300 điểm trong các phiên giao dịch tới.
Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) đánh giá với một phiên điều chỉnh như 26/8 thì về mặt kỹ thuật, xu hướng thị trường chưa có gì thay đổi.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 26,8, Dow Jones, S&P và Nasdaq đều giảm. Dow Jones giảm 192,38 điểm, tương đương 0,54%, xuống 35.213,12 điểm. S&P 500 giảm 26,27 điểm, tương đương 0,58%, xuống 4.469,92 điểm. Nasdaq giảm 96,05 điểm, tương đương 0,64%, xuống 14.945,81 điểm.
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương giảm trong phiên 26/8. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 0,58%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 0,06%, Topix giảm 0,31%. Thị trường Trung Quốc đi xuống với Shanghai Composite giảm 1,09%, Shenzhen Component giảm 1,92%. Hang Seng của Hong Kong giảm 1,32%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,58%, Kosdaq giảm 0,26%. ASX 200 của Australia giảm 0,54%.
Chốt phiên 26/8, giá dầu Brent, WTI đều giảm. Giá dầu Brent tương lai giảm 1,18 USD, tương đương 1,6%, xuống 71,07 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 94 cent, tương đương 1,4%, xuống 67,42 USD/thùng.