• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.247,52 -2,03/-0,16%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 11:45:01 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.247,52   -2,03/-0,16%  |   HNX-INDEX   222,17   +0,48/+0,22%  |   UPCOM-INDEX   92,73   -0,07/-0,08%  |   VN30   1.315,94   -1,01/-0,08%  |   HNX30   461,72   +1,47/+0,32%
21 Tháng Giêng 2025 11:49:11 SA - Mở cửa
BSC - Khả năng cao VN-Index kiểm tra lại đỉnh ngắn hạn 1.420 trong quý III
Nguồn tin: Người đồng hành | 05/08/2021 11:23:38 SA
P/E VN-Index được BSC dự báo tăng lên mức 17,5 trong tháng 8.
BSC đánh giá cao hơn kịch bản VN-Index duy trì hồi phục từ đáy ngắn hạn 1.243 điểm, tích lũy quanh 1.350 điểm và kiểm tra lại đỉnh ngắn hạn 1.420 điểm trong quý III.
BSC điều chỉnh giảm triển vọng GDP xuống 6,08%.
 
Báo cáo chiến vĩ mô và thị trường tháng 7 của Chứng khoán BIDV (BSC) đưa ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong quý III. Ở kịch bản thứ nhất, VN-Index duy trì hồi phục từ đáy ngắn hạn 1.243 điểm, tích lũy quanh 1.350 điểm và kiểm tra lại đỉnh ngắn hạn 1.420 điểm. Kỳ vọng kiểm soát dịch bệnh sớm trong tháng 8, các chính sách hỗ trợ nền kinh tế và khối ngoại quay lại mua ròng là yếu tố nâng đỡ thị trường. Kịch bản này được BSC đánh giá ở mức 60%.
 
Kịch bản thứ 2 là VN-Index điều chỉnh sau nhịp hồi phục nhưng không giảm dưới 1.270 và VN-Index sau đó tiếp tục duy trì xu hướng tăng điểm. Vận động giá xoay quanh 1.320 điểm vào cuối tháng nếu khả năng kiểm soát dịch bệnh không thuận lợi và khối ngoại không duy trì đà mua ròng như trong tháng 6. Kịch bản này được BSC đánh giá ở mức 40%.

 
Trong tháng 7, P/E giảm mạnh từ 19,2 xuống 16,5 (giảm 14%) từ mức giảm 6,9% VN-Index và giảm 7% từ mức cải thiện lợi nhuận quý II. P/E tương đương với mức bình quân 5 năm (16,52 lần) và giữ ở mức thấp so với khu vực châu Á. P/E VN-Index được dự báo tăng lên mức 17,5 trong tháng 8.
 
Về tình hình vĩ mô trong nước, BSC cho biết các biện pháp giãn cách theo chỉ thị 16/2020/CT-TTg duy trì tại nhiều tỉnh phía Nam, cùng thủ đô Hà Nội, tiếp tục tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy vậy, tình hình lao động tích cực phản ánh việc thích nghi dần việc dịch kéo dài.

 
BSC điều chỉnh giảm triển vọng GDP xuống 6,08%. Nếu dịch bệnh kéo dài hơn dự kiến thì kịch bản tiêu cực, GDP ước tăng 5,29%. Trong khi đó, kịch bản rất tiêu cực là GDP ước tăng 4,85%.
 
BSC kỳ vọng độ lây lan giảm trong nửa cuối tháng qua khi giãn cách đẩy mạnh, và hoạt động tiêm chủng được tiến hành nhanh chóng hơn nữa, là tiền để kỳ vọng về việc lĩnh vực thương mại có thể hồi phục trở lại trong giai đoạn tới. Trong khi đó, triển vọng trung hạn của lĩnh vực sản xuất vẫn tích cực, kỳ vọng sản lượng tăng sau khi kết thúc giãn cách.

 
Trong bối cảnh lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng yếu kém, giải ngân vốn ngân sách Nhà nước tiếp tục đóng vai trụ cột trong việc giữ vững triển vọng tăng trưởng. Giải ngân được BSC ước đạt 466.700 tỷ đồng. Điều kiện tích cực hơn nữa, giải ngân ước đạt 513.200 tỷ đồng.
 
Tình trạng nhập siêu tiếp diễn trong tháng 7 do nhóm máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng tiếp tục tăng. Bên cạnh đó là tình trạng giãn cách khiến quá trình lắp ráp vẫn chuyển các mẫu điện thoại Samsung chậm lại. BSC điều chỉnh dự báo xuất khẩu lên mức 23,7% so với cùng kỳ trong khi nhập khẩu tăng 30,2% vào năm 2021 do tăng trưởng xuất nhập khẩu vẫn duy trì được mức cao bất chấp tình trạng giãn cách trong nước.

 
BSC ước tính CPI cuối quý III đạt mức 2,6%-2,8% dựa trên các giả định như giá lợn dao động trong vùng giá 65.000 – 70.000 đồng/kg; giá dầu Brent dao động trong vùng 65-70 USD/thùng vào quý III; giá điện đang tăng trong quý III khi thời tiết trong giai đoạn nắng nóng và nền kinh tế hồi phục.